Trình tự Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản tài sản có quyết định tịch thu được thực hiện như thế nào?
Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản tài sản có nguồn gốc từ đâu?
Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản tài sản có nguồn gốc theo quy định tại Điều 4 Thông tư 135/2018/TT-BTC như sau:
Nguồn gốc tài sản do Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản
1. Tài sản có quyết định tịch thu hoặc quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Tài sản do các cơ quan chức năng tạm gửi, tạm giữ đang chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định trên thì Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản tài sản có nguồn gốc sau:
- Tài sản có quyết định tịch thu hoặc quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Tài sản do các cơ quan chức năng tạm gửi, tạm giữ đang chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.
Trình tự Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản tài sản có quyết định tịch thu được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản tài sản có quyết định tịch thu được thực hiện như thế nào?
Trình tự Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản tài sản có quyết định tịch thu được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư 135/2018/TT-BTC như sau:
Hồ sơ, trình tự Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản
1. Đối với loại tài sản có nguồn gốc quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
…
b) Trình tự Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản tài sản
- Kiểm tra các giấy tờ theo đúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
- Kiểm tra niêm phong, đảm bảo trên niêm phong có dấu của đơn vị gửi và chữ ký của người niêm phong. Kho bạc Nhà nước không nhận bảo quản tài sản của nhiều vụ việc trong một gói niêm phong.
- Lập Biên bản bàn giao, tiếp nhận để bảo quản (Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo thông tư này).
- Ban Quản lý kho của Kho bạc Nhà nước cho hòm/túi/gói của đơn vị gửi vào hòm/túi/gói của Kho bạc Nhà nước niêm phong lại và ký tên trên niêm phong. Mỗi hòm/túi/gói chỉ đựng tài sản của một vụ việc.
- Trong ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục nhận tài sản.
Khi có phương án xử lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền,Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán nộp Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Đối với giấy tờ có giá, đơn vị chủ trì xử lý tài sản thực hiện chuyển đổi thành tiền mặt và nộp vào Kho bạc Nhà nước. Trường hợp giấy tờ có giá không đủ điều kiện chuyển đổi thành tiền thì gửi Kho bạc Nhà nước để lưu giữ, bảo quản.
Như vậy, theo quy định trên thì trình tự Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản tài sản có quyết định tịch thu được thực hiện như sau:
- Kiểm tra các giấy tờ theo đúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
- Kiểm tra niêm phong, đảm bảo trên niêm phong có dấu của đơn vị gửi và chữ ký của người niêm phong. Kho bạc Nhà nước không nhận bảo quản tài sản của nhiều vụ việc trong một gói niêm phong.
- Lập Biên bản bàn giao, tiếp nhận để bảo quản (Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo thông tư này).
- Ban Quản lý kho của Kho bạc Nhà nước cho hòm/túi/gói của đơn vị gửi vào hòm/túi/gói của Kho bạc Nhà nước niêm phong lại và ký tên trên niêm phong. Mỗi hòm/túi/gói chỉ đựng tài sản của một vụ việc.
- Trong ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục nhận tài sản.
Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc bảo quản tài sản?
Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm trong việc bảo quản tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 135/2018/TT-BTC như sau:
Trách nhiệm của các bên trong giao, nhận và xử lý tài sản
1. Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước:
a) Mở các loại sổ để ghi chép, theo dõi từng lần nhập, xuất tài sản.
b) Hướng dẫn thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho bên gửi đến giao và nhận lại tài sản.
c) Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện: Giấy gói, dây buộc, túi, hòm, niêm phong.
d) Giữ bí mật và bảo đảm an toàn tuyệt đối hòm/túi/gói niêm phong tài sản của bên gửi tài sản, không để xảy ra nhầm lẫn, mất mát, hư hỏng tài sản.
đ) Trả đúng, đủ tài sản theo hòm/túi/gói niêm phong cho bên gửi khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.
e) Thông báo kịp thời cho bên gửi tài sản biết để có biện pháp xử lý trong trường hợp niêm phong hòm/túi/gói bảo quản có thể bị hư hỏng.
g) Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm chấp hành quyết định của cấp có thẩm quyền về việc xử lý tài sản, không chịu trách nhiệm về nội dung của quyết định xử lý tài sản.
h) Kho bạc Nhà nước không chịu trách nhiệm về số lượng, trọng lượng, chất lượng tài sản trong hòm/túi/gói còn nguyên niêm phong của bên gửi tài sản.
i) Trước ngày 15/01 hàng năm, Kho bạc Nhà nước gửi thông báo cho đơn vị gửi tài sản về số liệu hòm/túi/gói tài sản chưa được xử lý gửi tại Kho bạc Nhà nước đến thời điểm ngày 31/12 năm trước.
k) Trường hợp KBNN phát hiện mất tài sản của đơn vị gửi tài sản tại Kho bạc Nhà nước thì Kho bạc Nhà nước nơi để mất tài sản phải báo ngay cho cho cơ quan chức năng và đơn vị đã gửi tài sản để phối hợp giải quyết.
…
Theo đó, trong việc bảo quản tài sản thì Kho bạc Nhà nước có các trách nhiệm được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ trực Tết của bảo vệ công ty 2025 như thế nào? Nhân viên bảo vệ có được hưởng tiền lương làm thêm giờ ngày nghỉ Tết không?
- Phân tích bài thơ Tết đang vào nhà lớp 1 ngắn gọn? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay là gì?
- Link đăng ký https thinangluc vnuhcm edu vn kỳ thi Đánh giá năng lực 2025 TPHCM ĐHQG như thế nào?
- Chính sách nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 của cán bộ công chức cấp xã được tính như thế nào?
- Cúng ông táo giờ nào? Cúng ông táo Tết Ất Tỵ vào thứ mấy? Cúng ông táo có phải là hoạt động mê tín dị đoan?