Triệu chứng lâm sàng của cá ba sa khi bị bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn Aeromonas Hydrophila gây nên gồm những triệu chứng nào?
Nguyên nhân gây nên bệnh nhiễm trùng máu ở cá ba sa là do đâu?
Theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-15:2015 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 15: Bệnh nhiễm trùng do Aeromonas Hydrophila ở cá quy định về bệnh nhiễm trùng do Aeromonas Hydrophila ở cá như sau:
"2. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1. Bệnh nhiễm trùng do Aeromonas hydrophila (Aeromonas hydrophila lnfection)
Bệnh nhiễm trùng máu, xuất huyết do Aeromonas hydrophila ở một số loài cá như cá ba sa, cá tra, cá trắm cỏ, cá rô phi, cá bống tượng...
CHÚ THÍCH: Aeromonas hydrophila là vi khuẩn gram âm, di động, hình que ngắn, hai đầu hơi tròn, đầu có một tiêm mao, không có nha bào, không có giác mạc, hiếu khí và yếm khí không bắt buộc, khử nitrat, có khả năng lên men, oxidase dương tính."
Như vậy bệnh nhiễm trùng máu ở cá là do vi khuẩn Aeromonas hydrophila (Aeromonas hydrophila lnfection) gây nên.
Aeromonas hydrophila là vi khuẩn gram âm, di động, hình que ngắn, hai đầu hơi tròn, đầu có một tiêm mao, không có nha bào, không có giác mạc, hiếu khí và yếm khí không bắt buộc, khử nitrat, có khả năng lên men, oxidase dương tính.
Bệnh nhiễm trùng máu, xuất huyết do Aeromonas hydrophila ở một số loài cá như cá ba sa, cá tra, cá trắm cỏ, cá rô phi, cá bống tượng...
Triệu chứng lâm sàng của cá ba sa khi bị bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn Aeromonas Hydrophila gây nên gồm những triệu chứng nào? (Hình từ Internet)
Triệu chứng lâm sàng của cá ba sa khi bị bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn Aeromonas Hydrophila gây nên là gì?
Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-15:2015 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 15: Bệnh nhiễm trùng do Aeromonas Hydrophila ở cá quy định về triệu chứng lâm sàng ở cá khi mắc bệnh nhiễm trùng do Aeromonas Hydrophila như sau:
"5. Chẩn đoán lâm sàng
5.1. Đặc điểm dịch tễ.
Ở Việt Nam, các loài cá nuôi lồng, bè và ao hồ nước ngọt đều có thể bị bệnh như: cá ba sa, cá tra, cá trắm cỏ, cá rô phi, cá bống tượng...
Cá bị nhiễm Aeromonas hydrophila từ 1 tuần đến 2 tuần có thể chết, tỷ lệ chết thường từ 30 % đến 70 %;
Bệnh có thể xảy ra ở các giai đoạn khác nhau từ cá giống, cá thịt, cá bố mẹ;
Tại Việt Nam, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường hay xảy ra vào mùa xuân, mùa thu ở miền Bắc và đầu mùa mưa ở miền Nam khi nhiệt độ môi trường từ 25 °C đến 28 °C.
5.2. Triệu chứng làm sàng.
Cá bị bệnh có biểu hiện kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên tầng nước mặt, da cá thường đổi màu tối không có ánh bạc, cá mất nhớt, khô ráp, rụng vẩy để lộ da bị xuất huyết;
Xuất hiện các đốm xuất huyết trên thân, gốc vây, quanh miệng, râu xuất huyết hoặc bạc trắng;
Xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ, có mùi hôi thối, trên vết loét thường có nấm và ký sinh trùng ký sinh;
Mắt lồi đục, hậu môn viêm xuất huyết, bụng chướng to, các vây xơ rách, tia vây cụt dần.
5.3. Bệnh tích.
Ruột có thể đầy hơi và hoại tử;
Xoang bụng xuất huyết, gan tái nhợt, mật sưng to, thận sưng."
Theo đó, khi cá mắc bệnh nhiễm trùng do Aeromonas Hydrophila sẽ có một số triệu chứng lâm sàng như:
- Cá kém ăn hoặc bỏ ăn; nổi lờ đờ trên tầng mặt;
- Da cá thường đổi màu tối không có ánh bạc, cá mất nhớt, khô ráp, rụng vẩy để lộ da bị xuất huyết;
- Xuất hiện các đốm xuất huyết trên thân, gốc vây, quanh miệng, râu xuất huyết hoặc bạc trắng;
- Xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ, có mùi hôi thối, trên vết loét thường có nấm và ký sinh trùng ký sinh;
- Mắt lồi đục, hậu môn viêm xuất huyết, bụng chướng to, các vây xơ rách, tia vây cụt dần.
Thuốc thử và vật liệu thử dùng để chẩn đoán bệnh nhiễm trùng máu do Aeromonas Hydrophila gồm những loại nào?
Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-15:2015 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 15: Bệnh nhiễm trùng do Aeromonas Hydrophila ở cá quy định về thuốc thử và vật liệu thử như sau:
"3. Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích, sử dụng nước cất, nước khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ các trường hợp có quy định khác.
3.1. Thuốc thử và vật liệu thử dùng chung.
3.1.1. Etanol, từ 70 % (thể tích), 90 % (thể tích) và etanol tuyệt đối.
3.2. Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp giám định sinh hóa.
3.2.1. Thạch dinh dưỡng (NA).
3.2.2. Thạch chọn lọc Aeromonas spp. (Rimler-Shotts - R-S).
3.2.3. Thuốc thử cho phương pháp nhuộm Gram (xem A.1).
3.3. Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp PCR.
3.3.1. Cặp mồi (primes), gồm mồi xuôi và mồi ngược.
3.3.2. Agarose.
3.3.3. Dung dịch đệm TAE (Tris-brorate - EDTA) hoặc TBE (Tris-acetate - EDTA) (xem A.2).
3.3.4. Chất nhuộm màu, ví dụ: Sybr safe.
3.3.5. Chất đệm tải mẫu (Loading dye 6X)
3.3.6. Dung dịch đệm TE (Tris-EDTA).
3.3.7. Thang chuẩn ADN (Marker)
3.3.8. Nước tinh khiết, không có nuclease.
3.3.9. Kít nhân gen (PCR Master Mix Kit).
3.3.10. Kít tách chiết ADN (acid deoxyribo nucleic), protein K."
Khi muốn chẩn đoán bệnh nhiễm trùng máu ở cá do vi khuẩn Aeromonas Hydrophila gây nên thì cần chuẩn bị những loại thuốc thử và vật liệu thử nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?