Trẻ sinh non được chỉ định phẫu thuật điều trị bệnh võng mạc bằng Laser cần được theo dõi như thế nào?
Phẫu thuật điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non được chỉ định và chống chỉ định trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo Mục II và Mục III Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non bằng Laser Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC TRẺ ĐẺ NON BẰNG LASER
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non là phương pháp dùng năng lượng laser gây bỏng vùng võng mạc vô mạch để tránh tăng sinh tân mạch võng mạc.
II. CHỈ ĐỊNH
- Mọi tổn thương bong võng mạc trẻ đẻ non ở vùng I, kèm theo bệnh cộng (dãn và ngoằn ngoèo mạch máu quanh gai thị ít nhất trên 2 góc phần tư võng mạc).
- Bệnh vùng I, giai đoạn 3 nhưng không có bệnh cộng.
- Bệnh vùng II, giai đoạn 2, hoặc 3, kèm theo bệnh cộng.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Các bệnh toàn thân và tại mắt không cho phép phẫu thuật.
Một trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012, phẫu thuật điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non là phương pháp dùng năng lượng laser gây bỏng vùng võng mạc vô mạch để tránh tăng sinh tân mạch võng mạc.
Phẫu thuật điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non được chỉ định khi:
- Mọi tổn thương bong võng mạc trẻ đẻ non ở vùng I, kèm theo bệnh cộng (dãn và ngoằn ngoèo mạch máu quanh gai thị ít nhất trên 2 góc phần tư võng mạc).
- Bệnh vùng I, giai đoạn 3 nhưng không có bệnh cộng.
- Bệnh vùng II, giai đoạn 2, hoặc 3, kèm theo bệnh cộng.
Đồng thời, phẫu thuật này chống chỉ định với các bệnh toàn thân và tại mắt không cho phép phẫu thuật.
Phẫu thuật điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non bằng Laser (Hình từ Internet)
Thực hiện phẫu thuật điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non bằng Laser như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non bằng Laser Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC TRẺ ĐẺ NON BẰNG LASER
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
- Tình trạng toàn thân.
- Thời gian nhịn ăn trước khi điều trị: > 4 giờ.
- Thời gian tra thuốc dãn đồng tử trước khi điều trị: Mydrin- P, 3 - 4 lần, trước khi điều trị 30 - 45 phút.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Điều trị có thể tiến hành tại phòng phẫu thuật hoặc tại khoa sơ sinh.
- Phương pháp vô cảm: gây mê nội khí quản hoặc tiền mê gây ngủ.
- Laser toàn bộ võng mạc vô mạch trước gờ xơ. Nếu gờ xơ cao có thể laser 2 - 3 hàng võng mạc ngay sau gờ xơ.
Thông số laser:
+ Cường độ laser: thông thường đặt từ 80-100mw (máy laser 532), 200-300mw (máy laser 810). Cường độ laser có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm phụ thuộc vào màu sắc của vết đốt. Điều chỉnh để vết đốt laser ở võng mạc có màu trắng đục là đạt yêu cầu. Nếu khi bắn vết đốt chỉ có màu trắng nhạt hoặc chưa tạo hiệu ứng laser trên võng mạc, cần phải tăng dần cường độ laser lên. Ngược lại, khi vết đốt có màu trắng sứ cần phải giảm cường độ laser xuống.
+ Thời gian mỗi xung laser: thay đổi từ 100 - 200ms. Tăng hoặc giảm thời gian xung laser sẽ làm thay đổi hiệu ứng laser lên vết đốt ở võng mạc.
+ Thời gian giữa các xung laser: Nếu để máy hoạt động ở chế độ liên tục, thời gian giữa các xung laser có thể cài đặt từ 100 - 200ms.
+ Số lượng vết đốt: phụ thuộc vào phạm vi võng mạc cần điều trị laser.
- Ghi chép kết quả vào phiếu điều trị hoặc sổ theo dõi.
Như vậy, khi tiến hành phẫu thuật điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non bằng Laser cần kiểm tra hồ sơ và kiểm tra người bệnh về tình trạng toàn thân, thời gian nhịn ăn trước khi điều trị và thời gian tra thuốc dãn đồng tử trước khi điều trị.
Thực hiện kỹ thuật điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non bằng Laser theo quy định cụ thể trên.
Trẻ sinh non được chỉ định phẫu thuật điều trị bệnh võng mạc bằng Laser cần được theo dõi như thế nào?
Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non bằng Laser Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC TRẺ ĐẺ NON BẰNG LASER
...
VI. THEO DÕI
- Theo dõi chặt tình trạng người bệnh sau điều trị nhất là tình trạng suy hô hấp.
- Khám lại mắt sau điều trị 1- 2 tuần một lần cho tới khi bệnh thoái triển hoàn toàn.
- Chỉ định điều trị bổ sung nếu còn vùng võng mạc vô mạch chưa laser hết, bệnh tiến triển nặng lên, mạch máu còn dãn, xơ tiếp tục tăng sinh.
Như vậy, khi trẻ sinh non được chỉ định phẫu thuật điều trị bệnh võng mạc bằng Laser cần được theo dõi như sau:
- Theo dõi chặt tình trạng người bệnh sau điều trị nhất là tình trạng suy hô hấp.
- Khám lại mắt sau điều trị 1- 2 tuần một lần cho tới khi bệnh thoái triển hoàn toàn.
- Chỉ định điều trị bổ sung nếu còn vùng võng mạc vô mạch chưa laser hết, bệnh tiến triển nặng lên, mạch máu còn dãn, xơ tiếp tục tăng sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bằng lái xe máy giả bị phạt bao nhiêu 2025? Mức phạt hành vi sử dụng bằng lái xe máy giả theo Nghị định 168?
- Như thế nào là chở hàng cồng kềnh? Lỗi chở hàng cồng kềnh 2025 bị phạt bao nhiêu? Kích thước chở hàng xe máy?
- Điều kiện để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam là gì?
- Viết đoạn văn kể lại hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh Tiếng việt 3? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ là gì? Hợp đồng cung ứng dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ cần có những nội dung nào?