Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khi học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục hòa nhập được hưởng những quyền lợi gì?
Lớp học hòa nhập dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được hiểu thế nào?
Lớp học hòa nhập dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 39/2009/TT-BGDĐT như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Dịch vụ hỗ trợ giáo dục hoà nhập là tất cả các dịch vụ: phát hiện và can thiệp sớm, tư vấn chuyên môn, giáo viên, phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học được cung cấp để hỗ trợ quá trình giáo dục trong trường học, gia đình, cộng đồng và hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
4. Nhân viên hỗ trợ giáo dục (sau đây gọi tắt là nhân viên hỗ trợ) là người có hiểu biết về giáo dục hoà nhập, hoặc có kiến thức, kỹ năng dạy học, làm nhiệm vụ hỗ trợ giáo viên, học sinh trong các hoạt động giáo dục.
5. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập là đơn vị có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, chuyển giao tới nhà trường, gia đình và cộng đồng về kiến thức, phương pháp, kĩ năng chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
6. Lớp học linh hoạt là lớp học đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh sống của mỗi em.
7. Lớp học hòa nhập là lớp học có trẻ em có hoàn cảnh khó khăn cùng học chung với trẻ em bình thường trong các cơ sở giáo dục.
8. Lớp ghép là lớp học mà trong cùng một thời gian dạy - học có học sinh ở nhiều trình độ lớp khác nhau, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của từng trình độ lớp.
9. Phòng hỗ trợ giáo dục hoà nhập là phòng học có các thiết bị để hình thành và phát triển những kỹ năng cần thiết cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong quá trình thực hiện giáo dục hoà nhập.
Như vậy, lớp học hòa nhập dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được hiểu là lớp học có trẻ em có hoàn cảnh khó khăn cùng học chung với trẻ em bình thường trong các cơ sở giáo dục.
Lớp học hòa nhập dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được hiểu thế nào? (Hình từ Internet)
Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khi học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục hòa nhập được hưởng những quyền lợi gì?
Quyền của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn học hoà nhập được quy định tại Điều 19 Quy định giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ban hành kèm theo Thông tư 39/2009/TT-BGDĐT như sau:
Quyền của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn học hoà nhập
1. Ngoại các quyền như những trẻ em bình thường khác, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được hưởng những quyền sau:
1. Có quyền nhập học tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Tuổi đi học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn có thể cao hơn tuổi quy định.
3. Được quan tâm giúp đỡ và cung cấp thông tin; được tôn trọng và đối xử bình đẳng trong học tập và trong các hoạt động khác.
4. Được học tập phù hợp với trình độ, năng lực cá nhân; được giúp đỡ đặc biệt để đạt được các kỹ năng cần thiết trong học tập và sinh hoạt (nếu cần).
5. Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không thể đáp ứng yêu cầu của môn học, hoặc hoạt động giáo dục thì người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định việc miễn, giảm môn học, hoạt động giáo dục đó.
6. Được xét miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp khác; được cấp sách giáo khoa, học phẩm, hỗ trợ sinh hoạt khác theo quy định của Nhà nước.
Như vậy, theo quy định, ngoại trừ các quyền như những trẻ em bình thường khác, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khi học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục hòa nhập được hưởng những quyền lợi sau:
(1) Có quyền nhập học tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
(2) Tuổi đi học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn có thể cao hơn tuổi quy định.
(3) Được quan tâm giúp đỡ và cung cấp thông tin; được tôn trọng và đối xử bình đẳng trong học tập và trong các hoạt động khác.
(4) Được học tập phù hợp với trình độ, năng lực cá nhân; được giúp đỡ đặc biệt để đạt được các kỹ năng cần thiết trong học tập và sinh hoạt (nếu cần).
(5)Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không thể đáp ứng yêu cầu của môn học, hoặc hoạt động giáo dục thì người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định việc miễn, giảm môn học, hoạt động giáo dục đó.
(6) Được xét miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp khác; được cấp sách giáo khoa, học phẩm, hỗ trợ sinh hoạt khác theo quy định của Nhà nước.
Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khi học hòa nhập có nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn học hoà nhập được quy định tại Điều 18 Quy định giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ban hành kèm theo Thông tư 39/2009/TT-BGDĐT như sau:
Nhiệm vụ của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn học hoà nhập
1. Thực hiện nội quy, quy định và học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch của cơ sở giáo dục; giữ gìn và bảo vệ tài sản chung.
2. Tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường phù hợp với khả năng cá nhân; đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ nhau học tập và rèn luyện.
3. Thông báo, tìm kiếm sự trợ giúp của những người xung quanh về tình trạng sức khỏe, học tập và khả năng tham gia các hoạt động giáo dục để có được sự phát triển phù hợp với năng lực và nhu cầu của cá nhân.
Như vậy, theo quy định, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khi học hòa nhập có nhiệm vụ:
(1) Thực hiện nội quy, quy định và học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch của cơ sở giáo dục; giữ gìn và bảo vệ tài sản chung.
(2) Tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường phù hợp với khả năng cá nhân; đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ nhau học tập và rèn luyện.
(3) Thông báo, tìm kiếm sự trợ giúp của những người xung quanh về tình trạng sức khỏe, học tập và khả năng tham gia các hoạt động giáo dục để có được sự phát triển phù hợp với năng lực và nhu cầu của cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy hoạch làm căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng là cơ sở xem xét cấp giấy phép xây dựng gồm những loại quy hoạch nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quan hệ lao động theo Thông tư 11?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?