Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là gì? Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập trong các cơ sở giáo dục có các thiết bị nào?
- Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là gì?
- Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục có các thiết bị nào?
- Kế hoạch giáo dục cá nhân khi học giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật được xây dựng dựa trên cơ sở nào?
- Thông tin về tình trạng khuyết tật của người khuyết tật trong cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập có được bảo mật không?
Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là gì?
Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật được giải thích tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT thì phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập là phòng học trong cơ sở giáo dục được sử dụng để hỗ trợ người khuyết tật học hòa nhập.
Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là gì? Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập trong các cơ sở giáo dục có các thiết bị nào?
(Hình từ Internet)
Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục có các thiết bị nào?
Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục có các thiết bị được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT như sau:
Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập và các hoạt động hỗ trợ giáo dục hòa nhập trong các cơ sở giáo dục
1. Căn cứ vào Điều kiện của cơ sở giáo dục và nhu cầu hỗ trợ của người khuyết tật học hòa nhập, cơ sở giáo dục bố trí phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập để thực hiện hoạt động hỗ trợ người khuyết tật học hòa nhập.
2. Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập có thiết bị hỗ trợ đặc thù, học liệu, công cụ xác định mức độ phát triển cá nhân của người khuyết tật để tổ chức các hoạt động nhằm phát triển khả năng của người khuyết tật.
3. Các hoạt động hỗ trợ giáo dục hòa nhập:
a) Hỗ trợ người khuyết tật bổ sung kiến thức, phát triển kỹ năng đặc thù để học hòa nhập có hiệu quả;
b) Tư vấn, hỗ trợ các biện pháp, kỹ năng giáo dục hòa nhập cho giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật và gia đình người khuyết tật;
c) Tư vấn dịch vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập và định hướng nghề nghiệp cho người khuyết tật.
4. Cơ sở giáo dục phối hợp với trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, các tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tại phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập đạt hiệu quả.
Như vậy, theo quy định trên thì phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục có các thiết bị hỗ trợ đặc thù, học liệu, công cụ xác định mức độ phát triển cá nhân của người khuyết tật để tổ chức các hoạt động nhằm phát triển khả năng của người khuyết tật.
Kế hoạch giáo dục cá nhân khi học giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật được xây dựng dựa trên cơ sở nào?
Kế hoạch giáo dục cá nhân khi học giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật được xây dựng dựa trên cơ sở được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT như sau:
Kế hoạch giáo dục cá nhân
1. Mỗi người khuyết tật học hòa nhập có kế hoạch giáo dục cá nhân.
2. Kế hoạch giáo dục cá nhân do giáo viên, giảng viên phối hợp với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, gia đình người khuyết tật xây dựng trên cơ sở khả năng và nhu cầu của người khuyết tật, Chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học phù hợp với Điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục.
3. Kế hoạch giáo dục cá nhân bao gồm các thông tin về: khả năng, nhu cầu; các đặc điểm cá nhân; Mục tiêu năm học và Mục tiêu học kỳ; thời gian, nội dung, biện pháp và người thực hiện; kết quả đánh giá và Điều chỉnh sau đánh giá đối với người học.
Như vậy, theo quy định trên thì kế hoạch giáo dục cá nhân khi học giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật được xây dựng dựa trên cơ sở khả năng và nhu cầu của người khuyết tật, Chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học phù hợp với Điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục.
Thông tin về tình trạng khuyết tật của người khuyết tật trong cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập có được bảo mật không?
Thông tin về tình trạng khuyết tật của người khuyết tật trong cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập có được bảo mật không, thì theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT như sau:
Quyền của người khuyết tật
Ngoài các quyền của người học theo quy định, người khuyết tật học hòa nhập được hưởng các quyền sau đây:
1. Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi nhập học theo quy định.
2. Được học tập trong các cơ sở giáo dục phù hợp với trình độ, năng lực; được quan tâm, tôn trọng và bảo vệ, đối xử bình đẳng trong học tập, trong các hoạt động giáo dục để phát triển khả năng cá nhân; được cung cấp thông tin, cấp sách giáo khoa, học phẩm, học bổng theo quy định.
3. Người khuyết tật được học tập, rèn luyện và hỗ trợ trong các giờ học cá nhân về kiến thức, kỹ năng đặc thù để học hòa nhập có hiệu quả.
4. Được tư vấn về dịch vụ hỗ trợ, can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập, định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng và nhu cầu của người khuyết tật.
5. Được bảo mật thông tin về tình trạng khuyết tật.
6. Được tuyên dương, khen thưởng khi có thành tích trong học tập, rèn luyện.
7. Được hưởng chính sách, chế độ về giáo dục đối với người khuyết tật theo quy định tại Thông tư số 42 và các quy định hiện hành khác.
Như vậy, theo quy định trên thì người khuyết tật học hòa trong cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập được bảo mật thông tin về tình trạng khuyết tật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?