Tráo đổi nội dung bưu gửi có phải phạm pháp? Cá nhân có hành vi tráo đổi nội dung bưu gửi thì bị xử phạt như thế nào?
Tráo đổi nội dung bưu gửi có phải phạm pháp?
Các hành vi bị cấm trong trong lĩnh vực bưu chính viễn thông bao gồm hành vi quy định tại Điều 7 Luật Bưu chính 2010, cụ thể:
- Gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi có nội dung kích động, gây mất an ninh, phá hoại đoàn kết dân tộc, chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi chứa vũ khí, vật, chất gây nổ, chất độc, chất phóng xạ, ma túy, vi trùng dịch bệnh nhằm khủng bố, xâm hại tính mạng, tài sản công dân, gây mất trật tự, an toàn xã hội.
- Gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi chứa văn hóa phẩm trái đạo đức xã hội, trái thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
- Mạo danh người khác khi sử dụng dịch vụ bưu chính.
- Chiếm đoạt, trộm cắp bưu gửi; tráo đổi nội dung bưu gửi.
- Tiết lộ thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính, bóc mở, huỷ bưu gửi trái pháp luật.
- Xâm hại công trình bưu chính công cộng; cản trở hoạt động bưu chính hợp pháp.
- Thực hiện hành vi cạnh tranh trái pháp luật trong hoạt động bưu chính.
- Sản xuất, kinh doanh, sử dụng tem Bưu chính Việt Nam và tem bưu chính nước ngoài trái pháp luật.
- Hoạt động bưu chính trái pháp luật.
Theo đó một trong những hành vi bị nghiêm cấm (vi phạm pháp luật) trong trong lĩnh vực bưu chính viễn thông là tráo đổi nội dung bưu gửi.
Cá nhân có hành vi tráo đổi nội dung bưu gửi thì bị xử phạt như thế nào?
Hình thức xử lý hành vi vi phạm đối với cá nhân có hành vi tráo đổi nội dung bưu gửi như được quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, nội dung như sau:
Vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
…
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi như sau:
a) Bóc mở bưu gửi trái pháp luật;
b) Tráo đổi nội dung bưu gửi;
c) Chiếm đoạt, trộm cắp bưu gửi có trị giá dưới 2.000.000 đồng hoặc hủy bưu gửi trái pháp luật;
d) Không phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc đình chỉ, tạm đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi hoặc kiểm tra, xử lý bưu gửi hoặc cung cấp thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính theo quy định của pháp luật.
…
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả lại bưu gửi đối với hành vi quy định tại các điểm b và c khoản 4 Điều này.
Như vậy, cá nhân có hành vi tráo đổi nội dung bưu gửi thì bị xử phạt theo hình thức sau:
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng (theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì mức phạt của cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức).
+ Buộc hoàn trả lại bưu gửi như ban đầu.
Tráo đổi nội dung bưu gửi có phải phạm pháp? Cá nhân có hành vi tráo đổi nội dung bưu gửi thì bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt đối với cá nhân có hành vi tráo đổi nội dung bưu gửi?
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt đối với cá nhân có hành vi tráo đổi nội dung bưu gửi không thì cần căn cứ quy định tại Điều 115 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi khoản 41 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP nội dung như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng; phạt tiền đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Đối chiếu các quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt tiền đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử; và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của Nghị định này, cho nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt cá nhân có hành vi tráo đổi nội dung bưu gửi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?