Tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được giải quyết ra sao?
- Hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ gồm những nội dung gì?
- Bảo hiểm nông nghiệp đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được giải quyết ra sao?
Hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 58/2018/NĐ-CP quy định hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ như sau:
Hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp
1. Ngoài các nội dung theo quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận cụ thể và ghi rõ tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ liên hệ của cá nhân và đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp.
b) Cách thức xác định số tiền bảo hiểm.
c) Các trường hợp áp dụng mức miễn thường, giảm trừ số tiền bồi thường (nếu có).
d) Công tác giám định tổn thất; cơ quan, tổ chức giám định tổn thất; chi phí giám định tổn thất.
đ) Xác định sự kiện bảo hiểm, căn cứ bồi thường; các trường hợp bồi thường căn cứ vào công bố hoặc xác nhận thiên tai, dịch bệnh của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; các trường hợp bảo hiểm theo chỉ số, thỏa thuận cụ thể về các chỉ số có liên quan trực tiếp đến tổn thất của đối tượng bảo hiểm, cơ quan, tổ chức xác định mức độ chênh lệch chỉ số thực tế so với chỉ số được bảo hiểm; cách thức xác định số tiền bồi thường.
e) Hình thức bồi thường; hồ sơ bồi thường (trong đó thỏa thuận cụ thể các tài liệu bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm); thời hạn bồi thường.
g) Trách nhiệm của các bên trong công tác kiểm soát rủi ro, đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm theo quy định tại Nghị định này.
h) Trách nhiệm của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm trong việc thực hiện đầy đủ quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp (nếu có).
...
Như vậy, hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ gồm những nội dung sau đây:
- Tên, địa chỉ liên hệ của cá nhân và đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp.
- Cách thức xác định số tiền bảo hiểm.
- Các trường hợp áp dụng mức miễn thường, giảm trừ số tiền bồi thường (nếu có).
- Công tác giám định tổn thất; cơ quan, tổ chức giám định tổn thất; chi phí giám định tổn thất.
- Xác định sự kiện bảo hiểm, căn cứ bồi thường; các trường hợp bồi thường căn cứ vào công bố hoặc xác nhận thiên tai, dịch bệnh của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; các trường hợp bảo hiểm theo chỉ số, thỏa thuận cụ thể về các chỉ số có liên quan trực tiếp đến tổn thất của đối tượng bảo hiểm, cơ quan, tổ chức xác định mức độ chênh lệch chỉ số thực tế so với chỉ số được bảo hiểm; cách thức xác định số tiền bồi thường.
- Hình thức bồi thường; hồ sơ bồi thường (trong đó thỏa thuận cụ thể các tài liệu bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm); thời hạn bồi thường.
- Trách nhiệm của các bên trong công tác kiểm soát rủi ro, đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm theo quy định tại Nghị định này.
- Trách nhiệm của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm trong việc thực hiện đầy đủ quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp (nếu có).
Hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp (Hình từ Internet)
Bảo hiểm nông nghiệp đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 58/2018/NĐ-CP quy định nguyên tắc thực hiện bảo hiểm nông nghiệp như sau:
Nguyên tắc thực hiện bảo hiểm nông nghiệp và chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp
1. Bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận, không giới hạn tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm và phạm vi địa bàn.
...
Theo đó, bảo hiểm nông nghiệp đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận, không giới hạn tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm và phạm vi địa bàn.
Tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được giải quyết ra sao?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 58/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Giải quyết tranh chấp
1. Tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp trước hết được giải quyết trên cơ sở thương lượng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp không giải quyết được bằng thương lượng, các bên liên quan có quyền đưa vụ việc ra Tòa án có thẩm quyền tại Việt Nam để giải quyết theo quy định pháp luật.
Như vậy, tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được giải quyết trên cơ sở thương lượng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật có liên quan.
Trường hợp không giải quyết được bằng thương lượng, các bên liên quan có quyền đưa vụ việc ra Tòa án có thẩm quyền tại Việt Nam để giải quyết theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?