Trang thiết bị phòng thủ dân sự bao gồm những gì? Cơ quan nào ban hành danh mục trang thiết bị phòng thủ dân sự?
Trang thiết bị phòng thủ dân sự bao gồm những gì? Cơ quan nào ban hành danh mục trang thiết bị phòng thủ dân sự?
Theo Điều 14 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định như sau:
Trang thiết bị phòng thủ dân sự
1. Trang thiết bị phòng thủ dân sự bao gồm các loại phương tiện, thiết bị, vật tư bảo đảm cho hoạt động phòng thủ dân sự.
2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục trang thiết bị phòng thủ dân sự; hướng dẫn việc sản xuất, dự trữ, sử dụng trang thiết bị phòng thủ dân sự.
3. Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương thực hiện việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị phòng thủ dân sự theo kế hoạch phòng thủ dân sự các cấp.
Như vậy, trang thiết bị phòng thủ dân sự bao gồm các loại phương tiện, thiết bị, vật tư bảo đảm cho hoạt động phòng thủ dân sự.
Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục trang thiết bị phòng thủ dân sự; hướng dẫn việc sản xuất, dự trữ, sử dụng trang thiết bị phòng thủ dân sự.
Trang thiết bị phòng thủ dân sự bao gồm những gì? Cơ quan nào ban hành danh mục trang thiết bị phòng thủ dân sự? (hình từ internet)
Việc xây dựng Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự dựa trên cơ sở nào?
Theo Điều 11 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định như sau:
Xây dựng Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự
1. Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự được xây dựng theo chu kỳ 10 năm, tầm nhìn 20 năm và được cập nhật, điều chỉnh định kỳ 05 năm hoặc khi xảy ra sự cố, thảm họa, chiến tranh.
2. Cơ sở xây dựng Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng thủ dân sự, phòng thủ đất nước và phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Thực tiễn hoạt động phòng thủ dân sự của quốc gia; kinh nghiệm quốc tế về hoạt động phòng thủ dân sự;
c) Kết quả xác định, đánh giá, phân vùng có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa;
d) Nguồn lực cho hoạt động phòng thủ dân sự.
3. Nội dung Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự bao gồm quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án trọng điểm và việc tổ chức thực hiện phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước.
4. Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự.
Như vậy, cơ sở xây dựng Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự bao gồm:
- Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng thủ dân sự, phòng thủ đất nước và phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Thực tiễn hoạt động phòng thủ dân sự của quốc gia; kinh nghiệm quốc tế về hoạt động phòng thủ dân sự;
- Kết quả xác định, đánh giá, phân vùng có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa;
- Nguồn lực cho hoạt động phòng thủ dân sự.
Có bao nhiêu cấp độ phòng thủ dân sự?
Theo Điều 7 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định như sau:
Cấp độ phòng thủ dân sự
...
3. Cấp độ phòng thủ dân sự được quy định như sau:
a) Phòng thủ dân sự cấp độ 1 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trọng phạm vi địa bàn cấp huyện, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của lực lượng chuyên trách và chính quyền địa phương cấp xã;
b) Phòng thủ dân sự cấp độ 2 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp huyện;
c) Phòng thủ dân sự cấp độ 3 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trên địa bàn một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Như vậy, có 3 cấp độ về phòng thủ dân sự như sau:
- Phòng thủ dân sự cấp độ 1 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trọng phạm vi địa bàn cấp huyện, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của lực lượng chuyên trách và chính quyền địa phương cấp xã;
- Phòng thủ dân sự cấp độ 2 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp huyện;
- Phòng thủ dân sự cấp độ 3 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trên địa bàn một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức Bộ GDĐT ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024 theo Quyết định 3086?
- Hệ thống kho vật chứng và tài liệu đồ vật của Quân đội nhân dân theo Nghị định 142/2024 được quy định thế nào?
- Chương trình thống kê là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm phân tích và dự báo thống kê theo chương trình thống kê?
- Được nhận chuyển quyền sử dụng đất rừng phòng hộ không quá mấy trăm ha? Ai được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ?
- Từ 01/01/2025, có những phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện nào? Mức đóng bảo hiểm TNLĐ là bao nhiêu?