Trăng lưỡi liềm đỏ là gì? Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế người lao động có được nghỉ làm không?
Trăng lưỡi liềm đỏ là gì?
Trăng lưỡi liềm đỏ là một biểu tượng đại diện cho các tổ chức nhân đạo hoạt động dưới sự bảo trợ của phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế:
+ Biểu tượng này được sử dụng chủ yếu ở các quốc gia có đa số dân số theo đạo Hồi, như một thay thế cho biểu tượng Chữ thập đỏ để phù hợp với văn hóa và tôn giáo địa phương.
+ Biểu tượng Trăng lưỡi liềm đỏ mang ý nghĩa trung lập, không thiên vị, và nhân đạo.
Chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ là biểu tượng của lòng nhân ái, sự sẻ chia và tinh thần tương thân tương ái. Tổ chức nhân đạo này đã có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới với sứ mệnh cao cả là mang đến sự hỗ trợ kịp thời cho những người dễ bị tổn thương nhất.
Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế hoạt động với mục tiêu hỗ trợ nhân đạo, bao gồm cứu trợ trong thiên tai, chăm sóc sức khỏe, và hỗ trợ người dễ tổn thương trong xung đột.
Bên cạnh đó, các hoạt động thường được tổ chức trong Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế:
Các hoạt động trong Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế: + Tổ chức các chiến dịch truyền thông: Các chiến dịch truyền thông được tổ chức với mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng về sứ mệnh, các hoạt động của tổ chức Chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ. + Tổ chức các hoạt động gây quỹ: Các hoạt động gây quỹ nhằm mục đích huy động nguồn lực tài chính để hỗ trợ cho các chương trình nhân đạo của tổ chức. + Tổ chức các hoạt động tình nguyện: Chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ luôn khuyến khích mọi người tham gia các hoạt động tình nguyện để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. + Tổ chức các khóa học sơ cấp cứu: Đây là hoạt động thiết thực giúp trang bị cho cộng đồng những kiến thức và kỹ năng cơ bản về sơ cấp cứu. + Tổ chức các hoạt động hiến máu nhân đạo: Chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ luôn tích cực vận động mọi người tham gia hiến máu tình nguyện. |
*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Trăng lưỡi liềm đỏ là gì? Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế người lao động có được nghỉ làm không? (Hình từ Internet)
Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?
Căn cứ theo theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động sẽ được nghỉ làm việc và được hưởng lương ngày nghỉ đó trong các trường hợp sau:
- Nghỉ Tết Dương lịch
- Nghỉ Tết Âm lịch
- Nghỉ ngày Chiến thắng
- Nghỉ ngày Quốc tế lao động
- Nghỉ ngày Quốc khánh
- Nghỉ ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
Bên cạnh đó, ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế không phải là ngày được nghỉ làm theo quy định.
Như vậy, ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế người lao động sẽ không được phép nghỉ làm hưởng nguyên lương.
Thế nào là hoạt động chữ thập đỏ về trợ giúp nhân đạo?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Luật Hoạt động Chữ thập đỏ 2008 quy định về hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo như sau:
Hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo
1. Hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp là hoạt động hỗ trợ kịp thời, trực tiếp cho nạn nhân chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn giao thông và các tai nạn, thảm họa khác, bao gồm:
a) Cứu trợ bằng tiền, hiện vật và giúp đỡ khắc phục khó khăn ban đầu;
b) Động viên tinh thần, hỗ trợ tâm lý.
2. Hoạt động chữ thập đỏ về trợ giúp nhân đạo là hoạt động trợ giúp cho người khuyết tật, người già không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác, bao gồm:
a) Trợ giúp tiền, phương tiện, công sức;
b) Trợ giúp kinh phí học nghề, tạo việc làm;
c) Trợ giúp kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng;
d) Trợ giúp khác.
3. Việc cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo bảo đảm nguyên tắc ưu tiên những nơi, những đối tượng khó khăn nhất và được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp cứu trợ khẩn cấp thì tiền, hiện vật được cung cấp ngay, trực tiếp cho các đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trong trường hợp trợ giúp nhân đạo thì các đối tượng nhận tiền, hiện vật cứu trợ được xác định trên cơ sở bình xét công khai, dân chủ của cộng đồng và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc cơ sở bảo trợ xã hội nơi đối tượng đang được nuôi dưỡng.
Theo đó, hoạt động chữ thập đỏ về trợ giúp nhân đạo là hoạt động trợ giúp cho người khuyết tật, người già không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền ban bố lệnh giới nghiêm không? 4 biện pháp được áp dụng gồm những gì?
- Thông tư 01/2025/TT-NHNN về cấp Giấy phép lần đầu, cấp đổi Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân? Tải Thông tư 01 2025?
- Hàng rào điện được thiết kế như thế nào? Điện áp sử dụng cho hàng rào điện được quy định ra sao?
- Quan trắc mặn tự động là gì? Yếu tố vị trí được quy định ra sao? Trang thiết bị bao gồm những gì?
- Hướng dẫn cách làm thiệp làm tặng mẹ đơn giản chúc mừng Ngày của Mẹ? Mẫu thiệp tặng Ngày của Mẹ ra sao?