Trạm thu phí đường bộ nào phải thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng? Quá trình xử lý giao dịch thanh toán thế nào?
- Trạm thu phí đường bộ nào phải triển khai thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng?
- Quá trình xử lý giao dịch thanh toán tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng thế nào?
- Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ phải đối soát doanh thu thu tiền sử dụng đường bộ hàng ngày trong khung giờ nào?
Trạm thu phí đường bộ nào phải triển khai thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 119/2024/NĐ-CP như sau:
Thanh toán tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng
...
4. Các tuyến, đoạn tuyến đường cao tốc; các tuyến, đoạn tuyến đường cao tốc nối tiếp nhau được tổ chức thu thành một hệ thống thu thực hiện theo phương thức kín theo hình thức điện tử không dừng.
5. Các trạm thu phí đường bộ không nằm trên đường cao tốc phải triển khai thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng và duy trì mỗi trạm thu phí đường bộ có 01 làn thu phí hỗn hợp hoặc 01 làn xử lý sự cố (làn thu phí áp dụng cả hình thức điện tử không dừng và một dừng) trên mỗi chiều lưu thông theo quy định.
6. Việc thiết kế, đầu tư, xây dựng, cải tạo, nâng cấp trạm thu phí đường bộ, hình thức vận hành hệ thống thiết bị lắp đặt tại trạm thu phí đường bộ và phương thức thu tiền sử dụng đường bộ được cấp có thẩm quyền quyết định trong Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư kết cấu hạ tầng đường bộ hoặc trong Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì các trạm thu phí đường bộ không nằm trên đường cao tốc thì phải triển khai thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng, đồng thời duy trì mỗi trạm thu phí đường bộ có 01 làn thu phí hỗn hợp hoặc 01 làn xử lý sự cố (làn thu phí áp dụng cả hình thức điện tử không dừng và một dừng) trên mỗi chiều lưu thông.
Trạm thu phí đường bộ nào phải thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng? Quá trình xử lý giao dịch thanh toán thế nào? (Hình từ Internet)
Quá trình xử lý giao dịch thanh toán tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng thế nào?
Quá trình xử lý giao dịch thanh toán tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng được quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 119/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Khi phương tiện đi vào vùng nhận diện của hệ thống thiết bị lắp đặt tại trạm thu phí đường bộ, hệ thống thiết bị lắp đặt tại trạm thu phí đường bộ sẽ đọc thông tin, gửi thông tin giao dịch về Hệ thống điều hành và trung tâm dữ liệu của Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ để thực hiện thanh toán tiền sử dụng đường bộ và gửi lại thông tin cho hệ thống thiết bị lắp đặt tại trạm thu phí đường bộ để kết thúc giao dịch phương tiện qua trạm thu phí đường bộ.
(2) Nội dung trao đổi thông tin và quá trình xử lý giao dịch thanh toán tiền sử dụng đường bộ được thực hiện theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về trạm thu phí đường bộ và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật khác có liên quan.
(3) Sau khi kết thúc giao dịch, Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và đơn vị vận hành thu đồng bộ thông tin giao dịch thanh toán tiền sử dụng đường bộ về Hệ thống cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ.
Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ phải đối soát doanh thu thu tiền sử dụng đường bộ hàng ngày trong khung giờ nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 119/2024/NĐ-CP như sau:
Đối soát doanh thu thu tiền sử dụng đường bộ
1. Đối soát doanh thu thu tiền sử dụng đường bộ được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
a) Hằng ngày, Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ thực hiện đối soát doanh thu thu tiền sử dụng đường bộ theo khung thời gian từ 00h00 đến 24h00 (thời điểm chốt số liệu) với đơn vị vận hành thu để làm cơ sở cho Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ hoàn trả doanh thu thu tiền sử dụng đường bộ cho đơn vị quản lý thu.
b) Hằng tháng, Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và Đơn vị quản lý thu thực hiện đối soát và chốt công nợ trước ngày 05 của tháng liền kề hoặc thời điểm khác do các bên thỏa thuận.
c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc mỗi năm tài chính, Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và Đơn vị quản lý thu thực hiện chốt công nợ và quyết toán cho năm liền trước đó.
...
Theo đó, Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ phải đối soát doanh thu thu tiền sử dụng đường bộ hàng ngày trong khung giờ từ 00h00 đến 24h00 (thời điểm chốt số liệu) với đơn vị vận hành thu để làm cơ sở cho Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ hoàn trả doanh thu thu tiền sử dụng đường bộ cho đơn vị quản lý thu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội Chữ thập đỏ là gì? Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc như thế nào?
- Cuộc thi Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp tại TPHCM năm học 2024 2025? Nội dung Cuộc thi Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp tại TPHCM?
- Người nước ngoài không được sở hữu nhà ở tại khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh đúng không?
- Thuyết trình báo tường 20 11 ngắn gọn? Mẫu thuyết trình báo tường Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 ý nghĩa?
- Thời hạn nộp hồ sơ chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, cấp giá trị sử dụng thẻ BHYT năm 2025 tại TPHCM theo Công văn 8217 thế nào?