Trái phiếu Chính phủ có thể được phát hành ra thị trường quốc tế không? Nếu có thì đồng tiền phát hành được quy định ra sao?
Trái phiếu Chính phủ có thể được phát hành ra thị trường quốc tế không? Nếu có thì đồng tiền phát hành được quy định ra sao?
Theo Điều 2 Nghị định 01/2011/NĐ-CP giải thích về trái phiếu chính phủ như sau:
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Trái phiếu Chính phủ” là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước.
...
Theo đó, trái phiếu Chính phủ được hiểu là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước.
Tại Điều 6 Nghị định 01/2011/NĐ-CP quy định về các điều kiện và điều khoản của trái phiếu như sau:
Các điều kiện và điều khoản của trái phiếu
...
4. Đồng tiền phát hành, thanh toán trái phiếu
a) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương phát hành trong nước bằng đồng Việt Nam. Trường hợp trái phiếu Chính phủ phát hành trong nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi thực hiện theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
b) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phát hành ra thị trường quốc tế bằng ngoại tệ theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định này.
c) Đồng tiền sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu cùng loại với đồng tiền khi phát hành.
d) Việc sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền phát hành, thanh toán trái phiếu phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
5. Hình thức trái phiếu
a) Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
b) Chủ thể phát hành quyết định cụ thể về hình thức trái phiếu đối với mỗi đợt phát hành.
...
Theo đó, trái phiếu Chính phủ có thể phát hành ra thị trường quốc tế bằng ngoại tệ theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định này.
Trái phiếu Chính phủ có thể được phát hành ra thị trường quốc tế không? Nếu có thì đồng tiền phát hành được quy định ra sao? (hình từ internet)
Thu nhập từ tiền lãi trái phiếu Chính phủ có chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của chủ sở hữu trái phiếu được quy định tại Điều 8 Nghị định 01/2011/NĐ-CP như sau:
Quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của chủ sở hữu trái phiếu
...
2. Nghĩa vụ nộp thuế của chủ sở hữu trái phiếu
Chủ sở hữu trái phiếu thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập phát sinh từ lãi trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật thuế hiện hành. Việc miễn trừ nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ phát hành ra thị trường quốc tế do Chính phủ quyết định.
Dẫn chiếu đến Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định như sau:
Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này:
...
3. Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:
a) Tiền lãi cho vay;
b) Lợi tức cổ phần;
c) Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.
...
Như vậy, thu nhập có được từ tiền lãi trái phiếu Chính phủ không phải đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân.
Quyền lợi chủ sở hữu trái phiếu được quy định ra sao?
Quyền lợi chủ sở hữu trái phiếu được quy định tại Điều 8 Nghị định 01/2011/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của chủ sở hữu trái phiếu
1. Quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu
a) Chủ sở hữu trái phiếu được đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng hạn khi gốc, lãi trái phiếu đến hạn thanh toán.
b) Chủ sở hữu trái phiếu được sử dụng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế, chiết khấu và cầm cố trong các quan hệ tín dụng và quan hệ dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Nghĩa vụ nộp thuế của chủ sở hữu trái phiếu
Chủ sở hữu trái phiếu thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập phát sinh từ lãi trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật thuế hiện hành. Việc miễn trừ nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ phát hành ra thị trường quốc tế do Chính phủ quyết định.
Như vậy, chủ sở hữu trái phiếu có các quyền lợi sau:
- Chủ sở hữu trái phiếu được đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng hạn khi gốc, lãi trái phiếu đến hạn thanh toán.
- Chủ sở hữu trái phiếu được sử dụng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế, chiết khấu và cầm cố trong các quan hệ tín dụng và quan hệ dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?