Trách nhiệm trong việc chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình đối với cơ sở khám bệnh chữa bệnh được quy định thế nào?
- Trách nhiệm trong việc chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình đối với cơ sở khám bệnh chữa bệnh được quy định thế nào?
- Người bị bạo lực gia đình được những cơ quan, đơn vị nào cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý để ứng phó với bạo lực gia đình?
- Cơ sở trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình bao gồm những cơ sở nào?
Trách nhiệm trong việc chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình đối với cơ sở khám bệnh chữa bệnh được quy định thế nào?
Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh chữa bệnh trong việc chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình được quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Tiếp nhận, sàng lọc, phân loại, chăm sóc, điều trị người bệnh là người bị bạo lực gia đình;
b) Cung cấp thông tin về tình trạng tổn hại sức khỏe của người bị bạo lực gia đình theo đề nghị của người đó hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
2. Nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc, điều trị người bệnh, nếu phát hiện người bệnh có dấu hiệu bị bạo lực gia đình có trách nhiệm báo cáo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình quy định tại các điểm a, c, đ và e khoản 2 Điều 35 của Luật này căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm chăm sóc người bị bạo lực gia đình.
4. Người đứng đầu cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình có trách nhiệm thông báo cho Công an xã nơi đặt cơ sở về trường hợp người được chăm sóc, điều trị có dấu hiệu bị bạo lực gia đình để bảo vệ, xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, trong việc chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình, cơ sở khám bệnh chữa bệnh có các trách nhiệm sau đây:
(1) Tiếp nhận, sàng lọc, phân loại, chăm sóc, điều trị người bệnh là người bị bạo lực gia đình;
(2) Cung cấp thông tin về tình trạng tổn hại sức khỏe của người bị bạo lực gia đình theo đề nghị của người đó hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Trách nhiệm trong việc chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình đối với cơ sở khám bệnh chữa bệnh được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Người bị bạo lực gia đình được những cơ quan, đơn vị nào cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý để ứng phó với bạo lực gia đình?
Việc cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý đối với người bị bạo lực gia đình được quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình
1. Người bị bạo lực gia đình được Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hoặc tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
2. Người bị bạo lực gia đình được cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí cho người bị bạo lực gia đình.
Như vậy, theo quy định, người bị bạo lực gia đình được được Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hoặc tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý để ứng phó với bạo lực gia đình.
Cơ sở trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình bao gồm những cơ sở nào?
Cơ sở trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình được quy định tại Điều 35 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
1. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện việc chăm sóc, tư vấn, bố trí nơi tạm lánh, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình và trẻ em mà người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình.
2. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
a) Địa chỉ tin cậy;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Cơ sở trợ giúp xã hội;
d) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
đ) Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;
e) Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
Như vậy, theo quy định, các cơ sở trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình bao gồm:
(1) Các cơ sở có địa chỉ tin cậy;
(2) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
(3) Cơ sở trợ giúp xã hội;
(4) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
(5) Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;
(6) Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
Những cơ sở này sẽ thực hiện việc chăm sóc, tư vấn, bố trí nơi tạm lánh, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình và trẻ em mà người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?