Trách nhiệm quy định chi tiết về xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật phát sinh trong hoạt động nông nghiệp thuộc về cơ quan nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm quy định chi tiết về xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật phát sinh trong hoạt động nông nghiệp?
- Việc quy định địa điểm thu gom, tổ chức, hướng dẫn thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng là trách nhiệm của cơ quan nào?
- Chính sách của Nhà nước về hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật được quy định như thế nào?
Cơ quan nào có trách nhiệm quy định chi tiết về xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật phát sinh trong hoạt động nông nghiệp?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 65 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về tái sử dụng, sử dụng trực tiếp, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường như sau:
Tái sử dụng, sử dụng trực tiếp, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
...
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Quy định nhóm chất thải tại khoản 1 Điều này trong danh mục chất thải rắn công nghiệp thông thường; rà soát, cập nhật, bổ sung danh mục căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường theo từng giai đoạn;
b) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật về xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao, chất thải công nghiệp thông thường khác để hoàn nguyên các khu vực đã kết thúc khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Trường hợp chưa ban hành được quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật thì áp dụng tiêu chuẩn của một trong các nước thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển;
c) Quy định chi tiết về xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật phát sinh trong hoạt động nông nghiệp.
Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quy định chi tiết về xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật phát sinh trong hoạt động nông nghiệp.
Trong đó, theo quy định tại Điều 43 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT thì việc thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật phát sinh trong hoạt động nông nghiệp được quy định như sau:
- Việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật phát sinh trong hoạt động nông nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Việc xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý chất thải.
Cơ quan nào có trách nhiệm quy định chi tiết về xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật phát sinh trong hoạt động nông nghiệp? (Hình từ Internet)
Việc quy định địa điểm thu gom, tổ chức, hướng dẫn thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng là trách nhiệm của cơ quan nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm sau đây:
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, ý thức, trách nhiệm của chủ thực vật trong phòng, chống sinh vật gây hại và ý thức, trách nhiệm của người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với cộng đồng, môi trường;
- Quy định địa điểm thu gom, tổ chức, hướng dẫn thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;
- Phối hợp với cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên địa bàn điều tra, giám sát, quản lý dịch hại thực vật để bảo vệ sản xuất; hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả; kiểm tra, quản lý hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương;
- Tổ chức công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật; chống dịch, thống kê, đánh giá thiệt hại do dịch hại thực vật gây ra; thực hiện chính sách hỗ trợ chống dịch cho nông dân, triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất khi xảy ra dịch để giảm nhẹ thiệt hại, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất;
- Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo thẩm quyền.
Như vậy, việc quy định địa điểm thu gom, tổ chức, hướng dẫn thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Chính sách của Nhà nước về hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật được quy định như thế nào?
Chính sách của Nhà nước về hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật được quy định tại Điều 5 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013; cụ thể như sau:
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực;
+ Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật cho cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
+ Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, dự báo và cảnh báo sinh vật gây hại;
+ Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo ra thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại, giống cây trồng chống chịu sinh vật gây hại và các biện pháp quản lý sinh vật gây hại theo hướng bền vững.
- Hỗ trợ xây dựng các vùng không nhiễm sinh vật gây hại;
+ Xây dựng và phát triển các loại hình tổ chức dịch vụ bảo vệ thực vật gắn với dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp theo hướng chuyên nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn;
+ Chống dịch, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất sau khi dịch hại xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại lớn.
- Khuyến khích xây dựng khu công nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống thu gom, xử lý thuốc bảo vệ thực vật và bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;
+ Sản xuất, sử dụng bao gói thuốc bảo vệ thực vật từ vật liệu dễ tái chế;
+ Tập huấn, phổ biến sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả cho người sử dụng thuốc.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, bảo đảm nguồn lực để thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật; khuyến khích công nhận và thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?