Trách nhiệm lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia của từng cơ quan được quy định thế nào?

Trách nhiệm lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia của từng cơ quan theo quy định mới nhất thế nào? Việc lập thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia thực hiện theo trình tự ra sao? Câu hỏi của chị Quế (Cà Mau).

Trách nhiệm lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia của từng cơ quan được quy định thế nào?

Theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 66/2019/NĐ-CP quy định trách nhiệm lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia của từng cơ quan cụ thể như sau:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan tổ chức lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có diện tích nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý và gửi hồ sơ về Bộ Tài nguyên và Môi trường để thẩm định.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành để thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia. Hội đồng thẩm định bao gồm:

Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các thành viên là đại diện của các Bộ:

+ Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

+ Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia;

+ Chuyên gia và đại diện của các cơ quan khác có liên quan.

Trách nhiệm lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia của từng cơ quan được quy định thế nào?

Trách nhiệm lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia của từng cơ quan được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia thực hiện theo trình tự thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 13 Nghị định 66/2019/NĐ-CP thì việc lập , thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia thực hiện theo trình tự như sau:

(1) Tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, môi trường, kinh tế, văn hóa và xã hội vùng đất ngập nước dự kiến thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia;

(2) Lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia bao gồm các nội dung sau:

- Mục đích bảo tồn đa dạng sinh học; việc đáp ứng các tiêu chí để xác lập khu bảo tồn đất ngập nước;

- Hiện trạng các hệ sinh thái tự nhiên, nhân tạo, đặc thù; các loài nguy cấp, quý, hiếm; các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; các loài hoang dã khác; cảnh quan môi trường, giá trị văn hóa, lịch sử, nét đẹp độc đáo của tự nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn;

- Đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng đất ngập nước; hiện trạng kinh tế và xã hội khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn, các mối đe dọa đến vùng đất ngập nước và phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất;

- Trích lục bản đồ, vị trí địa lý, diện tích vùng đất ngập nước dự kiến thành lập khu bảo tồn;

- Vị trí địa lý, diện tích của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính; ranh giới từng phân khu; phương án ổn định cuộc sống hoặc di dời hộ gia đình, cá nhân ra khỏi nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn;

- Kế hoạch quản lý khu bảo tồn;

- Tổ chức quản lý khu bảo tồn;

- Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới vùng đệm của nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn;

- Tổ chức thực hiện dự án thành lập khu bảo tồn.

(3) Tổ chức lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan (đối với khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên), ý kiến cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong hoặc tiếp giáp với vùng đất ngập nước nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn;

(4) Tổ chức thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia với các nội dung sau

- Mục đích bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn;

- Mức độ đáp ứng tiêu chí thành lập khu bảo tồn;

- Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích khu bảo tồn, các phân khu chức năng và vùng đệm của khu bảo tồn;

- Kế hoạch quản lý khu bảo tồn;

- Tổ chức quản lý khu bảo tồn và các ý kiến của các bên liên quan quy định tại bước (3) nêu trên

(5) Lập hồ sơ đề nghị thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia và trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập.

Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có các giấy tờ, tài liệu gì?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 13 Nghị định 66/2019/NĐ-CP thì hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia gồm có các giấy tờ, tài liệu:

- Văn bản đề nghị thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia và dự thảo quyết định thành lập khu bảo tồn đã được hoàn thiện sau họp Hội đồng thẩm định;

- Dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia đã được hoàn thiện theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định và các bên liên quan;

- Ý kiến của cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong hoặc tiếp giáp với vùng đất ngập nước dự kiến thành lập khu bảo tồn;

- Văn bản đồng ý của các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có diện tích trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có diện tích thuộc địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Kết quả thẩm định và biên bản họp Hội đồng thẩm định liên ngành dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia.

Khu bảo tồn đất ngập nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu đề cương kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước là mẫu nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Mẫu phiếu thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước là mẫu nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Hội đồng thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh bao gồm những thành phần nào?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia được thực hiện như thế nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Việc lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia được Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện trong trường hợp nào?
Pháp luật
Vườn quốc gia được xét thăng hạng khu bảo tồn đất ngập nước khi đáp ứng được những điều kiện gì?
Pháp luật
Người làm thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái trong khu bảo tồn đất ngập nước thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Trách nhiệm lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia của từng cơ quan được quy định thế nào?
Pháp luật
Mục đích xác định vùng đệm của khu bảo tồn đất ngập nước là gì? Đầu tư xây dựng phát triển vùng đệm có được ngân sách nhà nước hỗ trợ không?
Pháp luật
Điều kiện và thẩm quyền thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia được quy định như thế nào? Hồ sơ thẩm định dự án gồm các giấy tờ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khu bảo tồn đất ngập nước
418 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khu bảo tồn đất ngập nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào