Trách nhiệm bảo hiểm dân sự của chủ xe cơ giới bị loại trừ trong những trường hợp nào? Chủ xe cơ giới được hiểu ra sao?
Trách nhiệm bảo hiểm dân sự của chủ xe cơ giới bị loại trừ trong những trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 67/2023/NĐ-CP có quy định về các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm dân sự của chủ xe cơ giới bao gồm:
(1) Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại.
(2) Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
(3) Người lái xe không đủ điều kiện về độ tuổi theo quy định của Luật Giao thông đường bộ; người lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ theo quy định của pháp luật về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa hoặc sử dụng Giấy phép lái xe hết hạn sử dụng tại thời điểm xảy ra tai nạn hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không phù hợp đối với xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc bị thu hồi Giấy phép lái xe thì được coi là không có Giấy phép lái xe.
(4) Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
(5) Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe cơ giới mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức trị số bình thường theo hướng dẫn của Bộ Y tế; sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.
(6) Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
(7) Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
(8) Thiệt hại do chiến tranh, khủng bố, động đất.
Trách nhiệm bảo hiểm dân sự của chủ xe cơ giới bị loại trừ trong những trường hợp nào? (Hình từ internet)
Chủ xe cơ giới được hiểu ra sao?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 67/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chủ xe cơ giới là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe cơ giới.
2. Xe cơ giới hoạt động là xe cơ giới đang vận hành gồm di chuyển, dừng xe, đỗ xe có sự điều khiển của chủ xe cơ giới hoặc người lái xe.
3. Xe cơ giới tham gia giao thông là việc chủ xe cơ giới hoặc người lái xe điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ.
...
Như vậy, theo quy định trên ta có thể hiểu chủ xe cơ giới là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe cơ giới.
Chủ xe cơ giới khi điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn trong các trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định về việc chủ xe cơ giới khi điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn trong các trường hợp sau:
(1) Tại nơi có vạch kẻ đường hoặc báo hiệu khác dành cho người đi bộ hoặc tại nơi mà người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường
(2) Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường
(3) Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế
(4) Nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường bộ, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường hẹp, đường vòng, đường quanh co, đường đèo, dốc
(5) Nơi cầu, cống hẹp, đập tràn, đường ngầm, hầm chui, hầm đường bộ
(6) Khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung đông người, khu vực đông dân cư, chợ, khu vực đang thi công trên đường bộ, hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ
(7) Có vật nuôi đi trên đường hoặc chăn thả ở ven đường
(8) Tránh xe đi ngược chiều hoặc khi cho xe đi phía sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi cùng chiều phía trước
(9) Điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ có khách đang lên, xuống xe
(10) Gặp xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, hàng hóa nguy hiểm; đoàn người đi bộ
(11) Gặp xe ưu tiên
(12) Điều kiện trời mưa, gió, sương, khói, bụi, mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ
(13) Khu vực đang tổ chức kiểm soát giao thông đường bộ.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ (khoản 4 Điều 12 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024)
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 12 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 cũng có quy định rằng chủ xe cơ giới khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu tranh bảo vệ môi trường hưởng ứng Ngày Trái Đất 2025? Mẫu tranh bảo vệ môi trường hưởng ứng Ngày Trái Đất 2025 chọn lọc, sáng tạo?
- Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải là gì? Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải ra sao?
- Danh sách các điểm tiếp nhận hồ sơ thí sinh tự do tại Hà Nội thi tốt nghiệp THPT 2025? Thí sinh tự do đăng ký thi THPT 2025 ở đâu?
- Lịch bắn pháo hoa tại Hà Nội kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước?
- Lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 của các Ngân hàng năm 2025 cập nhật mới nhất? Tổng hợp lịch nghỉ 30/4 và 01/5 năm 2025 Ngân hàng?