Trách nhiệm báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước theo định kỳ hằng năm của tổ chức, cá nhân được quy định như thế nào?
- Việc kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước khi khai thác đập, hồ chứa nước được quy định như thế nào?
- Báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước gồm những nội dung gì và thời gian gửi báo cáo là khi nào?
- Báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước theo định kỳ hằng năm là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nào?
Việc kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước khi khai thác đập, hồ chứa nước được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về khai thác đập, hồ chứa nước phải kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước như sau:
Kiểm tra đập, hồ chứa nước
1. Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước phải kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước theo quy định sau:
a) Kiểm tra thường xuyên, quan sát trực quan tại hiện trường để nắm bắt kịp thời hiện trạng đập, hồ chứa nước;
b) Trước mùa mưa hằng năm, phải kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước; thực hiện các biện pháp chủ động phòng, chống, xử lý kịp thời các hư hỏng để bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước;
c) Sau mùa mưa hằng năm, phải kiểm tra nhằm phát hiện các hư hỏng; theo dõi diễn biến các hư hỏng của đập, hồ chứa nước; rút kinh nghiệm công tác phòng, chống thiên tai; đề xuất biện pháp và kế hoạch sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, xuống cấp;
d) Ngay sau khi có mưa, lũ lớn trên lưu vực hoặc động đất mạnh tại khu vực công trình phải kiểm tra đánh giá hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước;
...
Theo đó, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước phải kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 16 nêu trên.
Trong đó có hoạt động kiểm tra thường xuyên, quan sát trực quan tại hiện trường để nắm bắt kịp thời hiện trạng đập, hồ chứa nước.
Đập, hồ chứa nước (Hình từ Internet)
Báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước gồm những nội dung gì và thời gian gửi báo cáo là khi nào?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 16 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về nội dung báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước như sau:
Kiểm tra đập, hồ chứa nước
...
2. Nội dung báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước
a) Đối với đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, lớn: Mực nước cao nhất trong hồ chứa nước; dòng chảy lũ lớn nhất về hồ chứa nước, thời gian xuất hiện, lưu lượng đỉnh lũ, tổng lượng lũ; kết quả quan trắc đập đã được phân tích, đánh giá và xử lý số liệu; kết quả kiểm tra công trình trước, sau mùa mưa; các hư hỏng của công trình và công tác sửa chữa, khắc phục;
b) Đối với đập, hồ chứa vừa, nhỏ: Mực nước cao nhất trong hồ chứa nước; kết quả kiểm tra công trình trước, sau mùa mưa; các hư hỏng của công trình và công tác sửa chữa, khắc phục.
3. Thời gian gửi báo cáo định kỳ hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước
a) Trước ngày 15 tháng 4 hằng năm đối với khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ;
b) Trước ngày 15 tháng 8 hằng năm đối với khu vực Nam Trung Bộ.
...
Theo đó, nội dung báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 16 nêu trên.
Thời gian để gửi báo cáo định kỳ hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước đối với khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ là trước ngày 15 tháng 4 hằng năm. Và trước ngày 15 tháng 8 hằng năm đối với khu vực Nam Trung Bộ.
Báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước theo định kỳ hằng năm là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nào?
Căn cứ khoản 4, khoản 5 Điều 16 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước theo định kỳ hằng năm như sau:
Kiểm tra đập, hồ chứa nước
...
4. Trách nhiệm báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước theo định kỳ hằng năm:
a) Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có trách nhiệm gửi báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm gửi báo cáo về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn và Bộ Công Thương;
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước thuộc phạm vi quản lý của bộ.
5. Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước phải báo cáo ngay Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp có đập, hồ chứa nước trên địa bàn và các cơ quan liên quan theo quy định khi xảy ra tình huống khẩn cấp.
Theo đó, trách nhiệm báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước theo định kỳ hằng năm là của tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi và được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 16 nêu trên.
Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước phải báo cáo ngay Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp có đập, hồ chứa nước trên địa bàn và các cơ quan liên quan theo quy định khi xảy ra tình huống khẩn cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?