Tốt nghiệp cao đẳng có được đảm nhiệm chức danh viên chức Dinh dưỡng hạng 3 trong các đơn vị sự nghiệp công lập?
- Tốt nghiệp cao đẳng có được đảm nhiệm chức danh viên chức Dinh dưỡng hạng 3 trong các đơn vị sự nghiệp công lập?
- Viên chức Dinh dưỡng hạng 3 trong các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Viên chức Dinh dưỡng hạng 3 trong các đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về chuyên môn nghiệp vụ?
Tốt nghiệp cao đẳng có được đảm nhiệm chức danh viên chức Dinh dưỡng hạng 3 trong các đơn vị sự nghiệp công lập?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 28/2015/TTLT-BYT-BNV quy định như sau:
Dinh dưỡng hạng III - Mã số: V.08.09.25
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Tốt nghiệp đại học nhóm ngành Dinh dưỡng; bác sĩ nhóm ngành Y học và tốt nghiệp sau đại học nhóm ngành Dinh dưỡng.
...
Theo đó, người tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành dinh dưỡng chưa đủ điều kiện đảm nhiệm chức danh viên chức Dinh dưỡng hạng 3.
Tốt nghiệp đại học nhóm ngành Dinh dưỡng; là bác sĩ nhóm ngành Y học và tốt nghiệp sau đại học nhóm ngành Dinh dưỡng là một trong những điều kiện để đảm nhiệm chức danh viên chức Dinh dưỡng hạng 3 trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Viên chức Dinh dưỡng hạng 3 trong các đơn vị sự nghiệp công lập (Hình từ Internet)
Viên chức Dinh dưỡng hạng 3 trong các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 28/2015/TTLT-BYT-BNV quy định như sau:
Dinh dưỡng hạng III - Mã số: V.08.09.25
1. Nhiệm vụ:
a) Tổ chức và thực hiện các quy định, quy trình, phác đồ chuyên môn về dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng tiết chế, an toàn thực phẩm;
b) Lập kế hoạch và thực hiện công tác dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng tiết chế, an toàn thực phẩm để dự phòng và điều trị.
c) Thực hiện kiểm tra, giám sát công tác dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm: kiểm tra quy trình bảo quản, chế biến, lưu mẫu, vận chuyển và phân phối thực phẩm, khẩu phần có chất lượng, đúng chỉ định và đảm bảo an toàn;
d) Quản lý trực tiếp trang thiết bị phục vụ kỹ thuật chuyên môn thuộc phạm vi phụ trách;
đ) Thực hiện truyền thông, giáo dục, tư vấn và công tác chỉ đạo tuyến về dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm;
e) Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng và hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật đối với viên chức, sinh viên, học sinh thuộc phạm vi được giao;
g) Tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình về dinh dưỡng, tiết chế, an toàn thực phẩm và giảng dạy khi có yêu cầu.
...
Theo đó, viên chức Dinh dưỡng hạng 3 trong các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện những nhiệm vụ như sau:
- Tổ chức và thực hiện các quy định, quy trình, phác đồ chuyên môn về dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng tiết chế, an toàn thực phẩm;
- Lập kế hoạch và thực hiện công tác dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng tiết chế, an toàn thực phẩm để dự phòng và điều trị.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát công tác dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm: kiểm tra quy trình bảo quản, chế biến, lưu mẫu, vận chuyển và phân phối thực phẩm, khẩu phần có chất lượng, đúng chỉ định và đảm bảo an toàn;
- Quản lý trực tiếp trang thiết bị phục vụ kỹ thuật chuyên môn thuộc phạm vi phụ trách;
- Thực hiện truyền thông, giáo dục, tư vấn và công tác chỉ đạo tuyến về dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm;
- Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng và hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật đối với viên chức, sinh viên, học sinh thuộc phạm vi được giao;
- Tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình về dinh dưỡng, tiết chế, an toàn thực phẩm và giảng dạy khi có yêu cầu.
Viên chức Dinh dưỡng hạng 3 trong các đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về chuyên môn nghiệp vụ?
Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch 28/2015/TTLT-BYT-BNV quy định như sau:
Dinh dưỡng hạng III - Mã số: V.08.09.2
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân;
b) Thành thạo kỹ năng khai thác, thu thập thông tin, chẩn đoán, xử trí vấn đề về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm;
c) Có khả năng phát hiện được vấn đề dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và đề xuất giải pháp can thiệp phù hợp, hiệu quả;
d) Có khả năng lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, đánh giá công tác dinh dưỡng, an toàn thực phẩm;
đ) Có khả năng tổ chức, thực hiện truyền thông, giáo dục, tư vấn dinh dưỡng, an toàn thực phẩm.
g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Theo đó, viên chức Dinh dưỡng hạng 3 trong các đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây về năng lực chuyên môn nghiệp vụ:
- Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân;
- Thành thạo kỹ năng khai thác, thu thập thông tin, chẩn đoán, xử trí vấn đề về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm;
- Có khả năng phát hiện được vấn đề dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và đề xuất giải pháp can thiệp phù hợp, hiệu quả;
- Có khả năng lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, đánh giá công tác dinh dưỡng, an toàn thực phẩm;
- Có khả năng tổ chức, thực hiện truyền thông, giáo dục, tư vấn dinh dưỡng, an toàn thực phẩm.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?