Tổng thư ký Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì? Tổng thư ký Hiệp hội do ai bầu ra?
Tổng thư ký Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam do ai bầu ra?
Theo Điều 29 Điều lệ Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 133/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Tổng thư ký Hiệp hội
1. Tổng thư ký do Ban Chấp hành bầu trong số các Phó chủ tịch Hiệp hội và là người lãnh đạo cao nhất của Cơ quan Thường trực;
2. Tổng thư ký phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý điều hành, trình độ chuyên môn về kinh tế - tài chính - ngân hàng và về QTDND.
Căn cứ trên quy định Tổng thư ký Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam do Ban Chấp hành bầu trong số các Phó chủ tịch Hiệp hội và là người lãnh đạo cao nhất của Cơ quan Thường trực.
Cũng theo quy định này, Tổng thư ký Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam phải đáp ứng điều kiện sau:
- Có phẩm chất đạo đức tốt,
- Có năng lực quản lý điều hành,
- Có trình độ chuyên môn về kinh tế - tài chính - ngân hàng và về Quỹ Tín dụng Nhân dân.
Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam (Hình từ Internet)
Tổng thư ký Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ gì?
Theo Điều 30 Điều lệ Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 133/2005/QĐ-BNV quy định Tổng thư ký Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ sau:
- Trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động nghiệp vụ hàng ngày của Cơ quan Thường trực theo đúng pháp luật, Điều lệ Hiệp hội, nghị quyết của Đại hội, của Ban Chấp hành và chỉ đạo của Chủ tịch Hiệp hội.
- Đề xuất việc thành lập các Ban chuyên môn, văn phòng đại diện, các tổ chức, đơn vị trực thuộc để trình Ban Chấp hành xem xét, quyết định;
- Trình Ban Chấp hành ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động, Quy chế quản lý tài chính và tài sản của Cơ quan Thường trực.
- Đề nghị Ban Chấp hành bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Phó tổng thư ký, Trưởng ban, Chánh văn phòng và người lãnh đạo cao nhất của văn phòng đại diện, các tổ chức, đơn vị trực thuộc;
- Đề nghị Chủ tịch Hiệp hội bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo còn lại của Cơ quan Thường trực, văn phòng đại diện, các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hiệp hội;
- Ký kết hoặc kết thúc hợp đồng lao động, điều chuyển, xử lý kỷ luật lao động đối với cán bộ, nhân viên tại Cơ quan Thường trực, văn phòng đại điện, các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hiệp hội thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng thư ký và theo quy định của pháp luật về lao động.
- Đề nghị Ban Chấp hành xem xét, quyết định về chế độ tiền lương và mức lương của cán bộ, nhân viên của Cơ quan Thường trực, văn phòng đại diện, các tổ chức, đơn vị trực thuộc.
- Ban hành nội quy lao động và quy định về lề lối làm việc của Cơ quan Thường trực.
- Ký các báo cáo, văn bản, hợp đồng, chứng từ có liên quan đến hoạt động của Hiệp hội thuộc phạm vi thẩm quyền đồng thời chịu trách nhiệm quản lý giấy tờ, tài liệu giao dịch của Hiệp hội.
- Chủ tài khoản của Hiệp hội; chủ quản tạp chí, sách, báo xuất bản (nếu có) của Hiệp hội.
- Thực hiện các hoạt động đối nội, đối ngoại của Hiệp hội.
- Chuẩn bị và trình Ban Chấp hành các báo cáo công tác 6 tháng, dự thảo báo báo năm và báo cáo nhiệm kỳ về hoạt động và tài chính của Hiệp hội; tổ chức hậu cần, lễ tân và thư ký các phiên họp của Ban Chấp hành và của Đại hội Hiệp hội.
- Quản lý danh sách, hồ sơ và tài liệu về các hội viên, chi hội, văn phòng đại diện, các tổ chức, đơn vị trực thuộc.
- Giải quyết các công việc khác của Hiệp hội khi được Chủ tịch Hiệp hội ủy quyền.
- Chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành và trước pháp luật về các hoạt động của Cơ quan Thường trực và của Hiệp hội trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ được giao.
Giúp việc cho Tổng thư ký Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam là ai?
Theo Điều 31 Điều lệ Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 133/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Phó Tổng thư ký
Phó Tổng thư ký là người giúp Tổng thư ký điều hành một số lĩnh vực công tác cụ thể theo sự phân công của Tổng thư ký. Một Phó Tổng thư ký được Tổng thư ký ủy quyền điều hành công việc của Cơ quan Thường trực khi Tổng thư ký vắng mặt.
Theo đó, Phó Tổng thư ký là người giúp Tổng thư ký điều hành một số lĩnh vực công tác cụ thể theo sự phân công của Tổng thư ký.
Lưu ý: Một Phó Tổng thư ký được Tổng thư ký ủy quyền điều hành công việc của Cơ quan Thường trực khi Tổng thư ký vắng mặt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?