Tổng thầu xây dựng là việc nhà thầu ký kết hợp đồng để nhận thầu một hay toàn bộ công việc của dự án?
Tổng thầu xây dựng là việc nhà thầu ký kết hợp đồng để nhận thầu một hay toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi điểm g khoản 1 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) giải thích một số từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
34. Sự cố công trình xây dựng là hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép, làm cho công trình xây dựng hoặc kết cấu phụ trợ thi công xây dựng công trình có nguy cơ sập đổ, đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ trong quá trình thi công xây dựng và khai thác sử dụng công trình.
35. Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư để nhận thầu một, một số loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng.
36. Thẩm định là việc kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo quy định của Luật này, bao gồm việc thẩm định của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư để quyết định đầu tư xây dựng và phê duyệt thiết kế xây dựng; việc thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng để kiểm soát việc tuân thủ quy định pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng.
...
Theo quy định, tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư để nhận thầu một, một số loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng.
Như vậy, tổng thầu xây dựng có thể là việc nhà thầu ký kết hợp đồng với chủ đầu tư để nhận thầu một, một số loại công việc của dự án đầu tư xây dựng hoặc cũng có thể là nhận thầu toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng.
Tổng thầu xây dựng là việc nhà thầu ký kết hợp đồng để nhận thầu một hay toàn bộ công việc của dự án? (Hình từ Internet)
Nội dung trong hợp đồng tổng thầu xây dựng có bao gồm trách nhiệm quản lý của tổng thầu xây dựng không?
Căn cứ quy định tại Điều 141 Luật Xây dựng 2014 như sau:
Nội dung hợp đồng xây dựng
1. Hợp đồng xây dựng gồm các nội dung sau:
a) Căn cứ pháp lý áp dụng;
b) Ngôn ngữ áp dụng;
c) Nội dung và khối lượng công việc;
d) Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
đ) Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
e) Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
g) Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
h) Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
i) Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
k) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
l) Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
m) Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
n) Rủi ro và bất khả kháng;
o) Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
p) Các nội dung khác.
2. Đối với hợp đồng tổng thầu xây dựng ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này còn phải được bổ sung về nội dung và trách nhiệm quản lý của tổng thầu xây dựng.
Theo quy định, nội dung trong hợp đồng tổng thầu xây dựng bao gồm nội dung và trách nhiệm quản lý của tổng thầu xây dựng.
Ngoài ra, trong hợp đồng tổng thầu xây dựng còn có những nội dung sau:
- Căn cứ pháp lý áp dụng;
- Ngôn ngữ áp dụng;
- Nội dung và khối lượng công việc;
- Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
- Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
- Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
- Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
- Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
- Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
- Rủi ro và bất khả kháng;
- Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
- Các nội dung khác.
Hồ sơ hợp đồng xây dựng gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 142 Luật Xây dựng 2014 thì hồ sơ hợp đồng xây dựng gồm hợp đồng có nội dung theo quy định tại Điều 141 Luật Xây dựng 2014 và các tài liệu kèm theo hợp đồng.
Theo đó, tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng gồm một số hoặc toàn bộ các tài liệu sau:
- Văn bản thông báo trúng thầu hoặc chỉ định thầu;
- Điều kiện cụ thể của hợp đồng hoặc Điều khoản tham chiếu đối với hợp đồng tư vấn xây dựng;
- Điều kiện chung của hợp đồng;
- Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của bên giao thầu;
- Các bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật;
- Hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của bên nhận thầu;
- Biên bản đàm phán hợp đồng, văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng;
- Các phụ lục của hợp đồng;
- Các tài liệu khác có liên quan.
Lưu ý: Thứ tự ưu tiên áp dụng các tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng do các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận. Trường hợp các bên tham gia hợp đồng không thỏa thuận thì áp dụng theo thứ tự nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Như thế nào là chở hàng cồng kềnh? Lỗi chở hàng cồng kềnh 2025 bị phạt bao nhiêu? Kích thước chở hàng xe máy?
- Điều kiện để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam là gì?
- Viết đoạn văn kể lại hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh Tiếng việt 3? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ là gì? Hợp đồng cung ứng dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ cần có những nội dung nào?
- Trình tự thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo Thông tư 61/2024 như thế nào?