Tổng thầu EPC là gì? Khi áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu EPC chủ đầu tư có trách nhiệm như thế nào?
Tổng thầu EPC là gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 7 Nghị định 06/2021/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định trách nhiệm giữa các chủ thể trong quản lý xây dựng công trình
...
4. Trường hợp áp dụng hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay, tổng thầu có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng, giám sát thi công xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện; thực hiện các trách nhiệm khác được chủ đầu tư giao theo quy định của hợp đồng.
4a. Trường hợp áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình (sau đây gọi là tổng thầu EPC), việc phân định trách nhiệm giữa các chủ thể được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư và tổng thầu EPC có thể thỏa thuận và quy định trong hợp đồng về việc giao tổng thầu EPC thực hiện một hoặc một số hoặc các nội dung giám sát thi công xây dựng công trình thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư quy định tại các điểm b, c , d, đ, e, g, h, i và m khoản 1 Điều 19 Nghị định này;
b) Tổng thầu có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng, chịu trách nhiệm đối với phần việc do tổng thầu và nhà thầu phụ (nếu có) đảm nhận; thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của hợp đồng với chủ đầu tư.
...
Theo đó, tổng thầu EPC là việc áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình.
Tổng thầu EPC là gì? Khi áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu EPC chủ đầu tư có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu EPC chủ đầu tư có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 7 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định trách nhiệm giữa các chủ thể trong quản lý xây dựng công trình
...
8. Trường hợp áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu EPC hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, chủ đầu tư có trách nhiệm: kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nội dung quản lý xây dựng công trình đã thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng; tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng, tổ chức bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng.
...
Theo đó, trường hợp áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu EPC hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, chủ đầu tư có trách nhiệm:
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nội dung quản lý xây dựng công trình đã thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng;
- Tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng, tổ chức bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Trách nhiệm thực hiện giám sát thi công xây dựng khi áp dụng loại hợp đồng tổng thầu EPC gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 19 Nghị định 06/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Giám sát thi công xây dựng công trình
...
2. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp áp dụng loại hợp đồng tổng thầu EPC hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, trách nhiệm thực hiện giám sát thi công xây dựng được quy định như sau:
a) Tổng thầu có trách nhiệm thực hiện các nội dung giám sát thi công xây dựng thuộc trách nhiệm giám sát của tổng thầu theo quy định của hợp đồng đối với phần việc do mình và do nhà thầu phụ (nếu có) thực hiện. Tổng thầu được tự thực hiện hoặc thuê nhà thầu tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện các nội dung này;
b) Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện giám sát thi công xây dựng của tổng thầu. Chủ đầu tư được quyền cử đại diện tham gia kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của công trình và phải được thỏa thuận trước với tổng thầu trong kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 13 Nghị định này.
...
Theo đó, trường hợp áp dụng loại hợp đồng tổng thầu EPC thì trách nhiệm thực hiện giám sát thi công xây dựng được thực hiện như sau:
+ Tổng thầu có trách nhiệm thực hiện các nội dung giám sát thi công xây dựng thuộc trách nhiệm giám sát của tổng thầu theo quy định của hợp đồng đối với phần việc do mình và do nhà thầu phụ (nếu có) thực hiện. Tổng thầu được tự thực hiện hoặc thuê nhà thầu tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện các nội dung này;
+ Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện giám sát thi công xây dựng của tổng thầu. Chủ đầu tư được quyền cử đại diện tham gia kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của công trình và phải được thỏa thuận trước với tổng thầu trong kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 13 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?