Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với cổ đông lớn của tổ chức tín dụng có được vượt quá vốn tự có của tổ chức này không?
- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với cổ đông lớn của tổ chức tín dụng có được vượt quá vốn tự có của tổ chức này không?
- Tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho cổ đông lớn nhưng tổng mức dư nợ vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức này thì có bị xử phạt không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cấp tín dụng cho cổ đông lớn nhưng tổng mức dư nợ vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức này là bao lâu?
Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với cổ đông lớn của tổ chức tín dụng có được vượt quá vốn tự có của tổ chức này không?
Giới hạn cấp tín dụng đối với cổ đông lớn của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 20 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 như sau:
Hạn chế cấp tín dụng
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây:
a) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh tương đương của quỹ tín dụng nhân dân;
c) Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập;
d) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;
đ) Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng;
e) Các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.
2. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Việc cấp tín dụng đối với những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng thông qua và công khai trong tổ chức tín dụng.
...
Theo quy định trên, tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho cổ đông lớn của mình.
Khi cổ đông lớn được cấp tín dụng thì tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối cổ đông lớn có thể vượt quá vốn tự có của tổ chức tín dụng, nhưng không được vượt quá 5% vốn tự có.
Lưu ý: Việc cấp tín dụng đối với cổ đông lớn phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng thông qua và công khai trong tổ chức tín dụng.
Tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho cổ đông lớn nhưng tổng mức dư nợ vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức này thì có bị xử phạt không?
Tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho cổ đông lớn nhưng tổng mức dư nợ vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức này thì có bị xử phạt theo điểm a khoản 6, điểm a, điểm c, điểm d khoản 9 Điều 14 Nghị định 88/2019/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về cấp tín dụng
...
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm giới hạn cấp tín dụng quy định tại các khoản 2, 4 Điều 127, các khoản 1, 2 và 8 Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng;
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi phần số dư cấp tín dụng vượt mức hạn chế, giới hạn trong thời hạn tối đa 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6, khoản 7 Điều này;
...
c) Buộc cổ đông lớn, cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần, vốn góp theo quy định của pháp luật trong thời hạn tối đa 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản 5, điểm a khoản 6 Điều này;
d) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm a khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền, của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
...
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
...
Theo quy định trên, tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho cổ đông lớn nhưng tổng mức dư nợ vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức này thì có thể bị phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng.
Đồng thời tổ chức tín dụng này còn bị buộc thu hồi phần số dư cấp tín dụng vượt mức hạn chế, giới hạn và buộc cổ đông lớn chuyển nhượng cổ phần, vốn góp theo quy định của pháp luật trong thời hạn tối đa 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực.
Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại tổ chức tín dụng đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm.
Yêu cầu tổ chức tín dụng cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền, của tổ chức tín dụng.
Cấp tín dụng (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cấp tín dụng cho cổ đông lớn nhưng tổng mức dư nợ vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức này là bao lâu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho cổ đông lớn nhưng tổng mức dư nợ vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức này là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?