Tổng Kiểm toán nhà nước có quyền đề nghị UBTVQH bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với chức danh nào?
Tổng Kiểm toán nhà nước có quyền đề nghị UBTVQH bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với chức danh nào?
Quyền hạn của Tổng Kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 14 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 như sau:
Quyền hạn của Tổng Kiểm toán nhà nước
1. Ban hành quyết định kiểm toán.
2. Được mời tham dự phiên họp toàn thể của Quốc hội, phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ về vấn đề có liên quan.
3. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
4. Kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của đơn vị được kiểm toán xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán nhà nước; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước. Trường hợp kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước không được giải quyết hoặc giải quyết không đầy đủ thì Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị người có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Quyết định việc kiểm toán theo đề nghị của cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 10 của Luật này.
6. Quyết định việc niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán hoặc cá nhân có liên quan.
7. Đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Phó Tổng Kiểm toán nhà nước.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 như sau:
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước
1. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về nhiệm vụ được phân công. Khi Tổng Kiểm toán nhà nước vắng mặt, một Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy nhiệm thay mặt Tổng Kiểm toán nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo công tác của Kiểm toán nhà nước.
2. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
3. Thời hạn bổ nhiệm của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm.
Theo quy định nêu trên thì Tổng Kiểm toán nhà nước có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với chức danh Phó Tổng Kiểm toán nhà nước.
Tổng Kiểm toán nhà nước có quyền đề nghị UBTVQH bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với chức danh nào? (Hình từ Internet)
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là ai?
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được quy định theo khoản 1 Điều 15 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 như sau:
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước
1. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về nhiệm vụ được phân công. Khi Tổng Kiểm toán nhà nước vắng mặt, một Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy nhiệm thay mặt Tổng Kiểm toán nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo công tác của Kiểm toán nhà nước.
2. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
3. Thời hạn bổ nhiệm của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm.
Theo đó, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là người giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về nhiệm vụ được phân công.
Khi Tổng Kiểm toán nhà nước vắng mặt, một Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy nhiệm thay mặt Tổng Kiểm toán nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo công tác của Kiểm toán nhà nước.
Thời hạn bổ nhiệm của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là bao nhiêu năm?
Thời hạn bổ nhiệm của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được quy định theo khoản 3 Điều 15 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 như sau:
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước
1. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về nhiệm vụ được phân công. Khi Tổng Kiểm toán nhà nước vắng mặt, một Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy nhiệm thay mặt Tổng Kiểm toán nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo công tác của Kiểm toán nhà nước.
2. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
3. Thời hạn bổ nhiệm của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm.
Như vậy, thời hạn bổ nhiệm của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn tả mẹ lớp 5 ngắn gọn? Mẫu bài văn tả mẹ ngắn gọn hay nhất? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?
- Quy định về việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như thế nào? Nội dung của báo cáo?
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?