Tổng hợp mức trần thù lao công chứng tại Thành phố Hồ Chí Minh mới nhất hiện nay? Xác định thù lao công chứng như thế nào?
Tổng hợp mức trần thù lao công chứng tại Thành phố Hồ Chí Minh mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 08/2016/QĐ-UBND quy định rõ mức trần thù lao công chứng tại Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Mức trần thù lao công chứng tại Thành phố Hồ Chí Minh mới nhất (Hình từ Internet)
Việc xác định thù lao công chứng tại Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 3 Quyết định 08/2016/QĐ-UBND thì hiện nay việc xác định thù lao công chứng tại Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
(1) Đối với việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch:
Mức trần thù lao công chứng được xác định căn cứ trên tính chất đơn giản hoặc phức tạp của việc soạn thảo. Việc soạn thảo được xác định phức tạp khi có một trong các yếu tố:
- Có từ 3 bên tham gia trở lên;
- Giao dịch đối với nhiều tài sản (từ 3 tài sản trở lên), phát sinh thừa kế thế vị hoặc phát sinh thêm việc thừa kế;
- Nội dung thỏa thuận không theo những mẫu có sẵn;
- Hợp đồng, giao dịch ít phổ biến (như các hợp đồng về kinh doanh thương mại; hợp đồng, giao dịch có yếu tố nước ngoài);
- Phải có người làm chứng, người phiên dịch;
- Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc hành chính theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng (trừ trường hợp thực hiện công việc dịch thuật) và các hợp đồng, giao dịch khác được công chứng viên và người yêu cầu công chứng đồng ý là phức tạp.
Trường hợp không có những yếu tố nêu trên thì được xác định là đơn giản.
Lưu ý: Mức trần thù lao này bao gồm cả thù lao phân tích hồ sơ, tư vấn, kiểm tra và đánh giá thông tin trong hồ sơ, hao tốn về chi phí hành chính (như khấu hao máy móc, thiết bị, tiền điện, bàn ghế,...) và bao gồm cả việc soạn thảo thông báo về việc thụ lý hồ sơ thỏa thuận khai nhận, phân chia di sản để niêm yết ở địa phương.
(2) Đối với việc đánh máy, in ấn hợp đồng, giao dịch: mức trần thù lao bao gồm cả việc in ấn đủ số lượng bản cần thiết để thực hiện việc công chứng và được tính theo số lượng trang đánh máy, in ấn.
(3) Đối với việc sao lục hồ sơ lưu trữ: mức trần thù lao bao gồm cả việc tìm kiếm, trích xuất hồ sơ lưu trữ, sao chụp hồ sơ lưu trữ.
(4) Đối với việc ký ngoài trụ sở, niêm yết hồ sơ khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản: mức trần thù lao không bao gồm chi phí ăn, ở và phương tiện đi lại (nếu có) của công chứng viên (các chi phí này được thực hiện theo quy định của Luật công chứng về chi phí khác).
(5) Đối với việc dịch: mức trần thù lao dịch bao gồm cả thù lao cho việc đánh máy, in ấn bản dịch.
- Đơn vị tính thù lao là số trang, bản tài liệu, văn bản cần dịch (tính theo trang A4, trong đó, nội dung trang có thể bao gồm từ ngữ, hình ảnh, ký hiệu). Một trang văn bản cần dịch có số từ tối đa là 350 từ, đối với trang văn bản cần dịch là từ tiếng Việt thì số từ tối đa là 450 từ.
- Đối với những trường hợp dịch giấy tờ văn bản có nhiều trang mà các trang có những nội dung tương tự nhau (như hộ khẩu, học bạ,...) thì mức thù lao dịch đối với trang thứ hai (02) trở đi được xác định không quá sáu mươi phần trăm (60%) mức thu đối với trang đầu tiên, trừ các loại giấy tờ, văn bản có từ, chữ mang tính chuyên ngành, kỹ thuật.
- Đối với giấy tờ, văn bản có nhiều trang, thì từ trang thứ mười (10) trở đi sẽ tính bằng tám mươi phần trăm (80%) mức thu.
- Đối với trường hợp dịch chưa tới một phần hai (1/2) trang, mức thu được tính bằng một phần hai (1/2) mức thu nêu trên; hơn một phần hai (1/2) trang nhưng chưa đủ một trang, mức thu được tính bằng một trang.
- Trong trường hợp người yêu cầu dịch xuất trình bản tự dịch thì mức trần thù lao hiệu đính bản dịch sẽ được tính bằng năm mươi phần trăm (50%) mức thù lao dịch thuật cho loại giấy tờ tương ứng.
Lưu ý: Mức trần thù lao công chứng đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (nếu có).
Mức trần thù lao công chứng tại mỗi nơi do ai quy định?
Căn cứ theo Điều 67 Luật Công chứng 2014 quy định về thù lao công chứng như sau:
Thù lao công chứng
1. Người yêu cầu công chứng phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành mức trần thù lao công chứng áp dụng đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương. Tổ chức hành nghề công chứng xác định mức thù lao đối với từng loại việc không vượt quá mức trần thù lao công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và niêm yết công khai các mức thù lao tại trụ sở của mình. Tổ chức hành nghề công chứng thu thù lao cao hơn mức trần thù lao và mức thù lao đã niêm yết thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm giải thích rõ cho người yêu cầu công chứng về thù lao công chứng.
Theo đó, hiện nay mức trần thù lao công chứng tại mỗi địa phương sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. Tổ chức hành nghề công chứng xác định mức thù lao đối với từng loại việc không vượt quá mức trần thù lao công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành và có trách nhiệm niêm yết công khai các mức thù lao tại trụ sở của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thương nhân nước ngoài là gì? Thương nhân nước ngoài có phải chịu trách nhiệm về hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh không?
- Chương trình Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc 2024? Ngày đại đoàn kết dân tộc 18/11 chương trình diễn ra thế nào?
- Quy định về Hội viên từ ngày 26/11/2024 như thế nào? Thời gian đại hội thành lập như thế nào?
- Điều kiện hoạt động của cơ sở cấp phát thuốc điều trị thay thế theo Nghị định 141/2024 gồm những gì?
- Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu về cải cách hành chính và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Tuần 3?