Tổng hợp mức phạt nồng độ cồn xe ô tô, xe máy theo quy định hiện nay? Vi phạm nồng độ cồn có bị tạm giữ xe?
Tổng hợp mức phạt nồng độ cồn xe ô tô, xe máy theo quy định hiện nay?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển xe ô tô, xe máy cụ thể như sau:
(1) Mức phạt nồng độ cồn đối với xe ô tô:
Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
Từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. | Theo quy định tại điểm c khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Theo quy định tại điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
(2) Mức phạt nồng độ cồn đối với xe mô tô (xe máy):
Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Theo quy định tại điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
Tổng hợp mức phạt nồng độ cồn xe ô tô, xe máy theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Vi phạm nồng độ cồn có bị tạm giữ xe trước khi ra quyết định xử phạt không?
Căn cứ khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;
c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
d) Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8;
...
4. Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.
Đối chiếu với quy định trên, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô, xe máy có hành vi vi phạm nồng độ cồn.
Như vậy, khi vi phạm nồng độ cồn thì người có thẩm quyền có thể tạm giữ xe ô tô, xe máy của người vi phạm trước khi ra quyết định xử phạt.
Lưu ý: Khi phương tiện bị tạm giữ thì chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.
Nồng độ cồn bao nhiêu thì không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông?
Trước đây theo quy định tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì pháp luật nghiêm cấm:
- Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
- Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Tuy nhiên, hiện tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 đã được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019, cụ thể như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
...
8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
...
Như vậy, có thể thấy theo quy định hiện nay thì hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong hơi thở có nồng độ cồn là hành vi vi phạm pháp luật không kể mức độ ít hay nhiều.
Điều này đồng nghĩa với việc khi trong cơ thể đã có nồng độ cồn thì không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?