Tổng hợp các văn bản về phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang có hiệu lực thi hành?

Tổng hợp các văn bản pháp luật về phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất đang có hiệu lực thi hành? Nhiệm vụ của doanh nghiệp trong triển khai Chiến lược AI ứng dụng trong năm 2024? Mục tiêu phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam đến năm 2025?

Tổng hợp các văn bản pháp luật về phát triển, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất đang có hiệu lực thi hành?

STT

Tên văn bản

File tải về

1

Công điện 83/CĐ-TTg năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây

TẢI VỀ

2

Công văn 1681/VPCP-KGVX năm 2024 của Văn phòng Chính phủ về thực hiện Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030

TẢI VỀ

3

Công văn 4409/BKHCN-CNC năm 2023 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo

TẢI VỀ

4

Công văn 7900/BGTVT-KHCN năm 2021 của Bộ Giao thông Vận tải về việc triển khai chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030

TẢI VỀ

5

Quyết định 1678/QĐ-BKHCN năm 2021 của Bộ Khoa học và Công Nghệ về việc ban hành Kế hoạch triển khai "Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030"

TẢI VỀ

6

Quyết định 552/QĐ-BTP năm 2021 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 và Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 của Bộ Tư pháp

TẢI VỀ

7

Quyết định 127/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030

TẢI VỀ

8

Quyết định 699/QĐ-BTTTT năm 2024 phê duyệt Kế hoạch hành động năm 2024 triển khai Chiến lược phát triển ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 (Chiến lược AI ứng dụng) do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

TẢI VỀ

9

Quyết định 44/QĐ-BTC năm 2022 về Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định 127/QĐ-TTg về "Chiến lược Quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030" do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

TẢI VỀ

10

Quyết định 2289/QĐ-TTg năm 2020 về Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành


TẢI VỀ

11

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13902:2023 (ISO/IEC 22989:2022) về Công nghệ thông tin - Trí tuệ nhân tạo - Các khái niệm và thuật ngữ trí tuệ nhân tạo

TẢI VỀ

12

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13903:2023 (ISO/IEC TR 24028:2020) về Công nghệ thông tin - Trí tuệ nhân tạo - Tổng quan về tính đáng tin cậy trong trí tuệ nhân tạo

TẢI VỀ

TẢI VỀ: Tổng hợp các văn bản về phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang có hiệu lực thi hành

Như vậy, có 12 văn bản pháp luật về phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang có hiệu lực thi hành.

Tổng hợp các văn bản về phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang có hiệu lực thi hành?

Tổng hợp các văn bản về phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang có hiệu lực thi hành? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của doanh nghiệp trong triển khai Chiến lược AI ứng dụng trong năm 2024?

Theo quy định tại tiểu mục Mục IV Kế hoạch hành động năm 2024 triển khai Chiến lược phát triển ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 (Chiến lược AI ứng dụng) ban hành kèm Quyết định 699/QĐ-BTTTT năm 2024 như sau:

- Các doanh nghiệp công nghệ số cung cấp sản phẩm, giải pháp AI ứng dụng (Viettel, VNPT, FPT, Mobifone, BKAV, VNG, VinAI, INFORE, MISA,..) căn cứ nguồn lực thực tế, triển khai các nội dung sau:

+ Cung cấp giải pháp tích hợp AI ứng dụng, phát triển các sản phẩm AI ứng dụng cho các ngành, lĩnh vực trong danh mục được nêu tại khoản 1, Mục V Chiến lược này. Tập trung nghiên cứu, làm chủ công nghệ, phát triển các sản phẩm AI ứng dụng đặc thù của Việt Nam.

+ Xây dựng và cung cấp hạ tầng kỹ thuật, cung ứng dịch vụ AI ứng dụng cho các doanh nghiệp. Tham gia phát triển bộ dữ liệu giúp cộng đồng tài nguyên mở cùng tạo dựng các bộ dữ liệu mới và tinh chỉnh các bộ dữ liệu cũ tốt hơn, đáp ứng nhu cầu dữ liệu mẫu của các nền tảng AI khác.

+ Cùng tham gia phát triển AI ứng dụng để tạo thành các mô hình đã huấn luyện sẵn, sử dụng được ngay cho cộng đồng dựa trên các bộ dữ liệu mẫu do cộng đồng đã chung tay xây dựng.

+ Kết nối cung/cầu các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp AI ứng dụng tới các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác.

- Các doanh nghiệp công nghệ số

+ Thử nghiệm, sử dụng theo nhu cầu các sản phẩm, dịch vụ AI thiết yếu do các doanh nghiệp phát triển AI cung cấp và chủ động nâng cấp các dịch vụ AI lên mức độ chuyên sâu để phục vụ nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong trường hợp cần thiết.

+ Tham gia gán nhãn dữ liệu, cùng xây dựng các bộ dữ liệu mở phục vụ nhu cầu tạo dựng các bộ dữ liệu mẫu để giải quyết các bài toán AI cụ thể của từng ngành, tạo lập dưới dạng một cộng đồng tài nguyên mở.

+ Phối hợp với các trường Đại học, các cơ sở đào tạo, tiếp nhận sinh viên, nghiên cứu sinh, giảng viên từ các cơ sở đào tạo để nghiên cứu, thử nghiệm triển khai các ý tưởng mới về AI ứng dụng.

Mục tiêu phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam đến năm 2025?

Đây là nội dung được để cập tại khoản 1 Mục II Quyết định 127/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:

- Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 60 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (TTNT);

- Xây dựng được 05 thương hiệu TTNT có uy tín trong khu vực;

- Phát triển được 01 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao.

- Hình thành được 02 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về TTNT; gia tăng số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo về TTNT và tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực TTNT ở Việt Nam;

- Nâng cấp, hình thành mới được 10 cơ sở nghiên cứu và đào tạo trọng điểm về TTNT.

- TTNT được ứng dụng rộng rãi trong hành chính công, dịch vụ công trực tuyến giúp giảm thời gian xử lý công việc, nhân lực bộ máy, giảm thời gian chờ đợi và chi phí của người dân;

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý hành chính nhà nước trong phân phối, sử dụng nguồn lực xã hội, quản lý xã hội và quản lý đô thị, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
0 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào