Tổng hợp các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành và sửa đổi bổ sung Luật Nhà ở mới nhất? Luật Nhà ở mới nhất có hiệu lực thi hành khi nào?
- Tổng hợp các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành và sửa đổi bổ sung Luật Nhà ở mới nhất? Luật Nhà ở mới nhất có hiệu lực thi hành khi nào?
- Những yêu cầu chung về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở hiện nay là gì?
- Nội dung quản lý nhà nước về nhà ở có bao gồm việc ban hành và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về nhà ở?
Tổng hợp các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành và sửa đổi bổ sung Luật Nhà ở mới nhất? Luật Nhà ở mới nhất có hiệu lực thi hành khi nào?
Luật Nhà ở 2023 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2023.
Căn cứ khoản 1 Điều 197 Luật Nhà ở 2023 (được sửa đổi bởi Điều 2 Luật sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng 2024) quy định về hiệu lực thi hành:
Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2024.
Tổng hợp các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành và sửa đổi bổ sung Luật Nhà ở 2023 gồm:
(2) Nghị định 95/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở;
(3) Nghị định 98/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư;
(4) Nghị định 100/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;
(5) Thông tư 05/2024/TT-BXD hướng dẫn Luật Nhà ở do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành;
(6) Quyết định 11/2024/QĐ-TTg về Tiêu chuẩn diện tích và định mức trang thiết bị nội thất nhà ở công vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
Tải về trọn bộ các các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành và sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở 2023 tại đây Tải
Tổng hợp các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành và sửa đổi bổ sung Luật Nhà ở mới nhất? (Hình từ Internet)
Những yêu cầu chung về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở hiện nay là gì?
Những yêu cầu chung về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở được quy định tại Điều 5 Luật Nhà ở 2023 gồm:
- Phù hợp với nhu cầu về nhà ở của các đối tượng và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương, vùng, miền trong từng thời kỳ.
- Phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở trong từng giai đoạn của địa phương, bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; phát triển nhà ở trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn lực; tăng cường công tác quản lý xây dựng nhà ở.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về nhà ở; đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng xây dựng đối với nhà ở theo quy định của pháp luật, thực hiện đúng yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, kiến trúc, cảnh quan, vệ sinh, môi trường, an toàn trong quá trình xây dựng theo quy định của pháp luật; có khả năng ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu; sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên đất đai.
- Đối với khu vực đô thị, việc phát triển nhà ở chủ yếu được thực hiện theo dự án, có các cơ cấu loại hình, diện tích nhà ở phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đối với các khu vực còn lại thì căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể các địa điểm, vị trí phải phát triển nhà ở theo dự án. Tại đô thị loại I, tại các phường, quận, thành phố thuộc đô thị loại đặc biệt thì chủ yếu phát triển nhà chung cư.
- Tại các khu vực phường, quận, thành phố thuộc đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua, cho thuê.
Đối với các khu vực còn lại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện của địa phương để xác định các khu vực chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua, cho thuê hoặc được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo hình thức phân lô bán nền để cá nhân tự xây dựng nhà ở;
Trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở thì thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và pháp luật về đất đai; trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai 2024 thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua, cho thuê.
- Căn cứ nhu cầu về nhà ở và điều kiện của địa phương, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phải quy hoạch bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng thu nhập thấp, hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị, người lao động làm việc trong khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo quy định của Luật này.
- Đối với khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo thì việc phát triển nhà ở phải phù hợp với chương trình xây dựng nông thôn mới, phong tục, tập quán của từng dân tộc, điều kiện tự nhiên của từng vùng, miền; từng bước xóa bỏ việc du canh, du cư, bảo đảm phát triển nông thôn bền vững; khuyến khích phát triển nhà ở theo dự án, nhà ở nhiều tầng.
- Việc quản lý, sử dụng nhà ở phải đúng mục đích, công năng sử dụng, đáp ứng các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh, môi trường, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tuân thủ quy định về quản lý hồ sơ nhà ở, bảo hành, bảo trì, cải tạo, phá dỡ nhà ở và các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng nhà ở có liên quan.
- Đáp ứng yêu cầu khác theo quy định của Luật Nhà ở 2023 đối với việc phát triển từng loại hình nhà ở.
Nội dung quản lý nhà nước về nhà ở có bao gồm việc ban hành và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về nhà ở?
Căn cứ khoản 2 Điều 189 Luật Nhà ở 2023 quy định về nội dung quản lý nhà nước về nhà ở như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về nhà ở
1. Xây dựng Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chiến lược, đề án, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về nhà ở, cơ chế, chính sách phát triển và quản lý nhà ở.
3. Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phân cấp nhà ở và quản lý chất lượng nhà ở; phân hạng nhà chung cư.
4. Thẩm định nội dung liên quan đến nhà ở trong quá trình quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở; quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
5. Quản lý hồ sơ nhà ở; quản lý quỹ nhà ở thuộc tài sản công; quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
...
Như vậy, việc ban hành và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về nhà ở là một trong những nội dung quản lý nhà nước về nhà ở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam là gì? Thủ tục xử lý Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam nộp qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp?
- Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh có được điều chỉnh khi có sự sự biến động về điều kiện tự nhiên không?
- Doanh nghiệp viễn thông phải được khách hàng cho phép thì mới được tiết lộ thông tin của khách hàng?
- Người có hành động vứt tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại chung cư sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Cá nhân ép buộc người khác uống rượu bia có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?