Tổng hợp các mẫu đơn trong tố tụng dân sự mới nhất theo Nghị quyết 01? Tải về các mẫu đơn ở đâu?
Tổng hợp các mẫu đơn trong tố tụng dân sự mới nhất theo Nghị quyết 01? Tải về các mẫu đơn ở đâu?
Một số mẫu đơn trong tố tụng dân sự hiện nay bao gồm các mẫu sau:
(1) Mẫu Đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản theo Mẫu số 07-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP:
Tải về Mẫu Đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản
(2) Mẫu Đơn khởi kiện theo Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
Tải về Mẫu Đơn khởi kiện
(3) Mẫu Đơn kháng cáo theo Mẫu số 54-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
Tải về Mẫu Đơn kháng cáo
(4) Mẫu Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm theo Mẫu số 82-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
Tải về Mẫu Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm
(5) Mẫu Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm theo Mẫu số 83-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
Tải về Mẫu Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm
Tổng hợp các mẫu đơn trong tố tụng dân sự mới nhất theo Nghị quyết 01? Tải về các mẫu đơn ở đâu? (hình từ internet)
Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dân sự có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 13 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dân sự như sau:
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
- Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Năng lực hành vi tố tụng dân sự là gì? Người bao nhiêu tuổi thì có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự?
Căn cứ theo Điều 69 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự
1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.
3. Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.
Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì năng lực hành vi tố tụng dân sự của họ được xác định theo quyết định của Tòa án.
4. Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
...
Theo đó, năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.
Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.
Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự.
Lưu ý: Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì năng lực hành vi tố tụng dân sự của họ được xác định theo quyết định của Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?