Tổng hợp Biên bản kiểm phiếu đại hội chi bộ 25 27? Tải về Mẫu Biên bản kiểm phiếu đại hội chi bộ 25 27?
Tổng hợp Biên bản kiểm phiếu đại hội chi bộ 25 27? Tải về Mẫu Biên bản kiểm phiếu đại hội chi bộ 25 27?
(1) Biên bản kiểm phiếu xin ý kiến về người ứng cử, được đề cử tại Đại hội chi bộ là Mẫu số 5 được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Hướng dẫn 04-HD/TW năm 2024:
Tải về Mẫu Biên bản kiểm phiếu xin ý kiến về người ứng cử, được đề cử tại Đại hội chi bộ
(2) Mẫu Biên bản kiểm phiếu bầu cử đại biểu chính thức dự Đại hội đại biểu/đảng viên Đảng bộ ... lần thứ ... (nhiệm kỳ 2025 - 2030):
Tải về Mẫu Biên bản kiểm phiếu bầu cử đại biểu chính thức dự Đại hội đại biểu/đảng viên Đảng bộ ... lần thứ ... (nhiệm kỳ 2025 - 2030)
(3) Mẫu Biên bản kiểm phiếu bầu cử đại biểu dự khuyết dự Đại hội đại biểu Đảng bộ ... lần thứ ..., nhiệm kỳ 2025 - 2030
Tải về Mẫu Biên bản kiểm phiếu bầu cử đại biểu dự khuyết dự Đại hội đại biểu Đảng bộ ... lần thứ ..., nhiệm kỳ 2025 - 2030
(4) Mẫu Biên bản kiểm phiếu bầu cấp ủy chi bộ gồm có
(i) Biên bản kiểm phiếu bầu cử cấp ủy Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027
(ii) Biên bản kiểm phiếu bầu cử Bí thư Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027
(iii) Biên bản kiểm phiếu bầu cử Phó bí thư Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027
Tải về Mẫu Biên bản kiểm phiếu bầu cấp ủy chi bộ
>> Mẫu Phiếu bầu cử Đại hội chi bộ? Tổng hợp Mẫu Phiếu bầu cử Đại hội chi bộ?
Tổng hợp Biên bản kiểm phiếu đại hội chi bộ 25 27? Tải về Mẫu Biên bản kiểm phiếu đại hội chi bộ 25 27? (Hình từ Internet)
Quy chế bầu cử trong Đảng: Quy định về Ban kiểm phiếu? Nhiệm vụ của Ban Kiểm phiếu?
Căn cứ tại Điều 8 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 thì Quy định về Ban kiểm phiếu như sau:
(1) Ban kiểm phiếu là cơ quan giúp việc bầu cử của đại hội do đoàn chủ tịch, chủ tịch đại hội giới thiệu, đại hội biểu quyết thông qua.
Ban kiểm phiếu gồm một số đại biểu chính thức trong đại hội đại biểu, hoặc một số đảng viên chính thức trong đại hội đảng viên không có tên trong danh sách bầu cử.
Số lượng, danh sách thành viên và trưởng ban kiểm phiếu ở đại hội các cấp do đoàn chủ tịch, chủ tịch đại hội lựa chọn, giới thiệu; đại hội biểu quyết thông qua.
Trưởng ban kiểm phiếu điều hành hoạt động của ban kiểm phiếu, phân công nhiệm vụ cho các thành viên; chịu trách nhiệm trước đoàn chủ tịch, chủ tịch đại hội về hoạt động của ban kiểm phiếu.
(2) Ban kiểm phiếu có nhiệm vụ:
- Hướng dẫn cách thức bỏ phiếu, kiểm tra, niêm phong thùng phiếu, phát phiếu trực tiếp cho đại biểu (hoặc theo đoàn đại biểu), kiểm số phiếu phát ra và số phiếu thu về báo cáo đại hội, kiểm phiếu bầu.
- Xem xét và kết luận về các phiếu không hợp lệ và những ý kiến khiếu nại về việc bầu cử trong đại hội.
- Lập biên bản kiểm phiếu báo cáo với đoàn chủ tịch, chủ tịch đại hội và công bố kết quả bầu cử; ký vào biên bản bầu cử, niêm phong phiếu bầu và chuyển cho đoán chủ tịch chủ tịch đại hội để bàn giao cho cấp ủy khoá mới lưu trữ theo quy định.
Nếu kiểm phiếu bằng máy vi tính, ban kiểm phiếu được sử dụng một số nhân viên kỹ thuật không phải là đại biểu đại hội. Nhân viên kỹ thuật phục vụ việc kiểm phiếu do ban kiểm phiếu trực tiếp điều hành và giám sát.
- Ngoài ban kiểm phiếu và nhân viên kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ kiểm phiếu, không ai được đến nơi ban kiểm phiếu đang làm việc.
Nhiệm vụ của cấp ủy chi bộ triệu tập đại hội chi bộ trong công tác bầu cử?
Nhiệm vụ của cấp ủy chi bộ triệu tập đại hội chi bộ trong công tác bầu cử được quy định tại Điều 4 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024, cụ thể:
(1) Chuẩn bị đề án nhân sự đại biểu dự đại hội cấp trên; đề án nhân sự cấp ủy, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, Ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra và các điều kiện để tổ chức hội nghị ban chấp hành lần thứ nhất bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp mình theo quy định.
(2) Tiếp nhận hồ sơ ứng cử vào cấp ủy của đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội (gửi đến cấp ủy trước khi đại hội chính thức khai mạc chậm nhất là 15 ngày làm việc) để chỉ đạo thẩm tra và chuyển đoàn chủ tịch báo cáo đại hội xem xét, quyết định.
(3) Thông báo số lượng đại biểu và phân bổ đại biểu cho các đảng bộ, chi bộ trực thuộc. Chỉ đạo việc bầu cử đại biểu bảo đảm đúng nguyên tắc, thủ tục quy định. Quyết định và thông báo thời gian khai mạc đại hội trước 30 ngày làm việc.
(4) Cung cấp tài liệu cho ban thẩm tra tư cách đại biểu về tình hình, kết quả bầu cử đại biểu và những vấn đề liên, quan đến tư cách đại biểu.
(5) Cung cấp tài liệu cho đoàn chủ tịch để trả lời các vấn đề do đảng viên, đại biểu đại hội yêu cầu liên quan đến các ứng cử viên.
(6) Chuẩn bị tài liệu cho cấp ủy khoá mới để bầu các chức danh lãnh đạo của cấp ủy, Ủy ban kiểm tra khoá mới của cấp mình trong phiên họp lần thứ nhất.
(7) Chuẩn bị số lượng, danh sách và nhân sự đoàn chủ tịch, chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, thư ký đại hội, ban thẩm tra tư cách đại biểu để trình đại hội xem xét, biểu quyết thông qua.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- 14 chức danh không chuyên trách cấp xã theo Nghị định 33: áp dụng với ĐVHC loại nào, do ai quy định?
- 2 Bài nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trong xã hội? Lập dàn ý? Chương trình ngữ văn được xây dựng trên nền tảng gì?
- Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 4 4 2025? Tử vi hàng ngày 12 cung hoàng đạo 4 4 2025? Dự đoán tử vi 12 cung hoàng đạo 4 4 2025?
- 18 Caption ngày Valentine đen? Caption ngày Valentine đen ý nghĩa? Ngày Valentine Đen có phải là ngày lễ lớn ở Việt Nam?
- 3 Bài thơ lan tỏa niềm đam mê và văn hóa đọc tại Ngày hội đọc sách? Mục đích của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam?