Tổng hợp 05 mẫu bảng kê lâm sản áp dụng cho từng đối tượng mới nhất? Lâm sản sau xử lý tịch thu có phải xác nhận bảng kê lâm sản không?
Tổng hợp 05 mẫu bảng kê lâm sản áp dụng cho từng đối tượng mới nhất?
Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng bao gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác gồm cả gỗ, lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm gỗ, song, mây, tre, nứa đã chế biến theo khoản 16 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017.
Mẫu bảng kê lâm sản được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT và khoản 15 Điều 2 Thông tư 22/2023/TT-BNNPTNT bao gồm các mẫu sau:
- Mẫu bảng kê lâm sản đối với gỗ tròn, gỗ xẻ:
Mẫu số 01 |
- Mẫu bảng kê lâm sản đối với sản phẩm gỗ:
Mẫu số 02 |
- Mẫu bảng kê lâm sản đối với thực vật rừng ngoài gỗ, dẫn xuất của chúng:
Mẫu số 03 |
- Mẫu bảng kê lâm sản đối với động vật rừng; bộ phận, dẫn xuất của động vật rừng:
Mẫu số 04 |
- Mẫu bảng kê lâm sản áp dụng đối với trường hợp lâm sản là tang vật vụ vi phạm
Mẫu số 05 |
Những lưu ý khi lập bảng kê lâm sản?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định về lập bảng kê lâm sản như sau:
Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng lập bảng kê lâm sản lập Bảng kê lâm sản tương ứng theo các Mẫu số 01, 02, 03, 04 và 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT:
- Ghi chi tiết đối với khúc, lóng gỗ tròn, gỗ đẽo tròn có kích thước đường kính đầu nhỏ từ 10 centimét (cm) đến dưới 20 cm và chiều dài từ 01 mét (m) trở lên, gỗ có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên và chiều dài từ 30 cm trở lên; gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp có chiều dài từ 1m trở lên, chiều rộng từ 20 cm trở lên, chiều dày từ 5 cm trở lên; gỗ xẻ, gỗ đẽo thành hình dạng khối trụ đa giác khác.
- Ghi tổng hợp chung số lượng, khối lượng đối với gỗ tròn không đủ kích thước đường kính đầu nhỏ từ 10 centimét (cm) đến dưới 20 cm và chiều dài từ 01 mét (m) trở lên, gỗ có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên và chiều dài từ 30 cm trở lên; gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp có chiều dài dưới 1m, chiều rộng dưới 20 cm, chiều dày dưới 5 cm; gỗ rừng trồng.
- Ghi chi tiết hoặc ghi tổng hợp chung số lượng, khối lượng đối với từng loại lâm sản ngoài gỗ phù hợp với thực tế.
- Tại cuối mỗi trang của Bảng kê lâm sản ghi tổng khối lượng lâm sản;
Theo đó, tổ chức, cá nhân lập bảng kê lâm sản chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung kê khai và nguồn gốc lâm sản hợp pháp tại Bảng kê lâm sản.
Và, theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT, có 04 đối tượng phải lập bảng kê lâm sản gồm:
- Chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền lập sau khi khai thác;
- Chủ lâm sản lập khi bán, chuyển giao quyền sở hữu, vận chuyển, xuất lâm sản trong cùng một lần và trên một phương tiện vận chuyển; khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu lâm sản;
- Người có thẩm quyền lập khi lập hồ sơ xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến lâm sản;
- Cơ quan được giao xử lý tài sản sau xử lý tịch thu lập khi bán đấu giá.
Tổng hợp 05 mẫu bảng kê lâm sản áp dụng cho từng đối tượng mới nhất? Lâm sản sau xử lý tịch thu có phải xác nhận bảng kê lâm sản không? (Hình từ Internet)
Lâm sản sau xử lý tịch thu có phải xác nhận bảng kê lâm sản không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 2 Thông tư 22/2023/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
Bảng kê lâm sản
...
3. Lâm sản phải xác nhận Bảng kê lâm sản, gồm:
a) Gỗ loài thông thường khai thác từ rừng tự nhiên;
b) Lâm sản sau xử lý tịch thu;
c) Thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; thực vật thuộc Phụ lục CITES;
d) Động vật rừng và bộ phận, dẫn xuất, sản phẩm của động vật rừng có nguồn gốc từ tự nhiên, nhập khẩu hoặc gây nuôi; động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES, trừ loài thủy sản;
đ) Lâm sản không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này theo đề nghị của chủ lâm sản.
4. Gỗ của doanh nghiệp được phân loại doanh nghiệp Nhóm I theo quy định của Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam khi mua bán, chuyển giao quyền sở hữu, vận chuyển không phải xác nhận Bảng kê lâm sản, trừ trường hợp doanh nghiệp đề nghị xác nhận theo điểm đ khoản 3 Điều này.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, lâm sản sau xử lý tịch thu thuộc lâm sản phải xác nhận Bảng kê lâm sản. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận Bảng kê lâm sản là cơ quan Kiểm lâm sở tại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?