Có phải lập bảng kê lâm sản đối với lâm sản là gỗ rỗng ruột, gỗ mục hay không? Nộp hồ sơ đề nghị xác nhận bảng kê lâm sản qua mạng được không?
Có phải lập bảng kê lâm sản đối với lâm sản là gỗ rỗng ruột, gỗ mục hay không?
Đối tượng phải lập bảng kê lâm sản được quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Bảng kê lâm sản
1. Đối tượng lập Bảng kê lâm sản:
a) Chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền lập sau khi khai thác;
b) Chủ lâm sản lập khi bán, chuyển giao quyền sở hữu, vận chuyển, xuất lâm sản trong cùng một lần và trên một phương tiện vận chuyển; khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu lâm sản;
c) Người có thẩm quyền lập khi lập hồ sơ xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến lâm sản;
d) Cơ quan được giao xử lý tài sản sau xử lý tịch thu lập khi bán đấu giá.
...
3. Lâm sản phải xác nhận Bảng kê lâm sản, gồm:
a) Gỗ loài thông thường khai thác tận dụng, tận thu từ rừng tự nhiên;
b) Lâm sản sau xử lý tịch thu;
c) Gỗ, thực vật ngoài gỗ có nguồn gốc từ tự nhiên, nhập khẩu hoặc trồng cấy thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm hoặc Phụ lục CITES;
d) Động vật rừng và bộ phận, dẫn xuất, sản phẩm của động vật rừng có nguồn gốc từ tự nhiên, nhập khẩu hoặc gây nuôi; động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES, trừ loài thủy sản;
đ) Lâm sản không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, và d khoản này hoặc gỗ cây công nghiệp hoặc sản phẩm gỗ hoàn chỉnh theo đề nghị của chủ lâm sản.
...
Theo đó, nếu số gỗ rỗng ruột, gỗ mục thuộc loại lâm sản được nêu tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT thì vẫn phải lập bảng kê khai lâm sản. Những đối tượng phải lập bảng kê lâm sản bao gồm:
(1) Chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền lập sau khi khai thác;
(2) Chủ lâm sản lập khi bán, chuyển giao quyền sở hữu, vận chuyển, xuất lâm sản trong cùng một lần và trên một phương tiện vận chuyển; khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu lâm sản;
(3) Người có thẩm quyền lập khi lập hồ sơ xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến lâm sản;
(4) Cơ quan được giao xử lý tài sản sau xử lý tịch thu lập khi bán đấu giá.
Như vậy nếu chủ sở hữu của số lượng gỗ rỗng ruộc, gỗ mục thuộc các đội tượng nêu trên thì sẽ phải lập bảng kê lâm sản.
Có phải lập bảng kê lâm sản đối với lâm sản là gỗ rỗng ruột, gỗ mục hay không? (Hình từ Internet)
Khi lập bảng kê lâm sản thì cần phải kê khai khối lượng gỗ rỗng ruột, gỗ mục như thế nào?
Việc xác định khối lượng số được quy định tại Điều 4 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Xác định số lượng, khối lượng lâm sản
...
4. Phương pháp đo, xác định khối lượng cây thân gỗ còn cả gốc, rễ, thân, cành, lá:
a) Chiều cao: Đo chiều dài toàn thân tính từ vị trí gốc cây sát mặt đất đến ngọn chính của cây gỗ. Đơn vị tính là m, lấy số nguyên và hai số hàng thập phân sau số hàng đơn vị;
b) Đường kính: Đo chu vi để xác định đường kính ở vị trí 1,3 m tính từ mặt cắt ngang của gốc cây; đơn vị đo là cm; lấy số nguyên và một số hàng thập phân sau số hàng đơn vị;
c) Khối lượng được xác định theo thể tích cây gỗ:
V = (C21.3/4π) x Hvn x f
Trong đó:
V: Khối lượng gỗ được tính bằng thể tích (m3) lấy số nguyên và ba số hàng thập phân sau số hàng đơn vị
C1.3: Chu vi tại vị trí 1,3 m của cây (m)
π: Hằng số pi (π=3,14)
Hvn: Chiều dài toàn cây đo từ gốc đến ngọn (m)
f: Hình số thân cây (đối với cây rừng trồng giá trị của f bằng 0,5; đối với cây rừng tự nhiên giá trị của f bằng 0,45).
d) Sai số tính thể tích gỗ trong mỗi lần đo đối với từng cây là mười phần trăm (± 10%).
5. Trường hợp gỗ rỗng ruột, gỗ mục phải ghi khối lượng rỗng ruột, khối lượng mục trong Bảng kê lâm sản.
6. Đối với gỗ không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư này; cây gỗ không xác định được đường kính tại vị trí 1,3 m; gỗ gốc, rễ, gỗ có hình thù phức tạp, không đồng nhất; gỗ lạng, gỗ bóc, dăm gỗ không thể đo được kích thước thì cân,
...
Như vậy, đối với gỗ rỗng ruột, gỗ mục thì khi lập bảng kê lâm sản, người lập phải ghi khối lượng rỗng ruột, khối lượng mục vào trong bảng kê.
Có thể nộp hồ sơ đề nghị xác nhận bảng kê lâm sản qua mạng hay không?
Phương thức nộp hồ sơ đề nghị xác nhận bảng kê lâm sản được quy định tại khoản 8 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Bảng kê lâm sản
...
8. Trình tự thực hiện:
a) Chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ tương ứng với từng loại lâm sản đề nghị xác nhận theo quy định tại khoản 7 Điều này đến Cơ quan Kiểm lâm sở tại. Trường hợp chủ lâm sản tạo mã phản hồi nhanh (QR) chứa đựng hồ sơ lâm sản trong Bảng kê lâm sản thì không phải nộp hồ sơ quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 7 Điều này. Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử (sau đây gọi là Nghị định số 45/2020/NĐ-CP).
...
Theo quy định trên thì có thể nộp hồ sơ đề nghị xác nhận bảng kê lâm sản qua môi trường điện tử Cơ quan Kiểm lâm sở tại.
Việc nộp hồ sơ đề nghị qua môi trường điện tử sẽ thực hiện theo quy định tại Nghị định 45/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?