Tổng cục trưởng hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành đối với Cục trưởng theo trình tự như thế nào?
- Tổng cục trưởng hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành đối với Cục trưởng theo trình tự như thế nào?
- Ai giúp Tổng cục trưởng kiểm tra việc thực hiện nội dung đã hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành đối với Cục trưởng?
- Công văn hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành của Tổng cục trưởng đối với Cục trưởng có nội dung như thế nào?
Tổng cục trưởng hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành đối với Cục trưởng theo trình tự như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành thi hành án dân sự Ban hành kèm theo Quyết định 824/QĐ-TCTHADS năm 2014 quy định như sau:
Hướng dẫn nghiệp vụ của Tổng cục trưởng đối với Cục trưởng
1. Tiếp nhận công văn, hồ sơ
a) Công văn đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện (có thể gửi kèm theo bản điện tử).
b) Ngay trong ngày tiếp nhận, Văn phòng Tổng cục trình Lãnh đạo Tổng cục theo Quy chế làm việc của cơ quan để phê chuyển Vụ Nghiệp vụ xử lý.
2. Phân công xử lý công văn, hồ sơ
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn, hồ sơ, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ phải phân công xử lý theo quy chế làm việc của đơn vị.
3. Nghiên cứu, đề xuất
a) Trường hợp công văn, hồ sơ chưa đầy đủ, rõ ràng, thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được giao, người được phân công dự thảo công văn trình Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ thừa lệnh Tổng cục trưởng ký văn bản yêu cầu Cục trưởng giải trình, bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn, Cục trưởng phải gửi văn bản giải trình, bổ sung đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu.
Trường hợp công văn, hồ sơ đã đầy đủ, rõ ràng (bao gồm cả trường hợp giải trình, bổ sung) thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được giao, người được phân công dự thảo xong công văn hướng dẫn nghiệp vụ hoặc báo cáo đề xuất hướng xử lý của Vụ Nghiệp vụ, trình Lãnh đạo Vụ Nghiệp vụ phụ trách theo quy chế làm việc của đơn vị (kèm theo hồ sơ vụ việc). Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn tối đa là 15 ngày.
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo, Lãnh đạo Vụ Nghiệp vụ phụ trách xem xét, chỉ đạo chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo công văn hướng dẫn nghiệp vụ để trình Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn tối đa là 05 ngày làm việc.
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ xem xét, ký trách nhiệm đối với dự thảo công văn hướng dẫn nghiệp vụ hoặc ký báo cáo đề xuất của Vụ Nghiệp vụ trình Tổng cục trưởng.
Trường hợp cần thiết, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ chủ trì cuộc họp hoặc có văn bản trao đổi với các đơn vị thuộc Tổng cục để thống nhất quan điểm trước khi trình Tổng cục trưởng.
4. Xem xét, duyệt công văn
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo công văn hướng dẫn nghiệp vụ, Tổng cục trưởng xử lý theo một trong các hướng như sau:
a) Ban hành công văn hướng dẫn nghiệp vụ.
b) Trường hợp cần thiết thì triệu tập cuộc họp để lấy ý kiến tập thể Lãnh đạo Tổng cục hoặc lấy ý kiến Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục.
c) Trường hợp cần xác minh trực tiếp tại địa phương thì chỉ đạo thành lập Đoàn công tác với các thành viên gồm đại diện Vụ Nghiệp vụ và các đơn vị có liên quan.
d) Trường hợp cần trao đổi ý kiến với các cơ quan, đơn vị có liên quan thì chỉ đạo Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ dự thảo văn bản trao đổi ý kiến hoặc giấy mời kèm theo tài liệu họp liên ngành. Trường hợp cần báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ thì chỉ đạo Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ dự thảo phiếu trình, báo cáo của Tổng cục, kèm theo các tài liệu có liên quan.
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có kết quả xác minh trực tiếp, có kết quả cuộc họp tập thể Lãnh đạo Tổng cục, cuộc họp liên ngành, hoặc từ ngày nhận được văn bản phúc đáp của các cơ quan, đơn vị có liên quan hoặc chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Tổng cục trưởng chỉ đạo Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ dự thảo công văn hướng dẫn nghiệp vụ hoặc văn bản khác theo ý kiến thống nhất của các cơ quan, đơn vị có liên quan hoặc theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ.
5. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn quy định tại Điều này có thể dài hơn nhưng phải đảm bảo không quá 50 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ đến khi ký ban hành công văn hướng dẫn chính thức, trừ trường hợp cần phải tiến hành xác minh trực tiếp, chờ văn bản phúc đáp của các cơ quan, đơn vị có liên quan hoặc chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp.
Như vậy, Tổng cục trưởng hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành đối với Cục trưởng theo trình tự cụ thể được quy định trên.
Hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành (Hình từ Internet)
Ai giúp Tổng cục trưởng kiểm tra việc thực hiện nội dung đã hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành đối với Cục trưởng?
Theo Điều 13 Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành thi hành án dân sự Ban hành kèm theo Quyết định 824/QĐ-TCTHADS năm 2014 quy định như sau:
Thực hiện hướng dẫn nghiệp vụ
1. Chấp hành viên, Chi cục trưởng, Cục trưởng căn cứ hướng dẫn nghiệp vụ để tổ chức thi hành án. Trường hợp phát sinh vướng mắc thì có thể tiếp tục đề nghị hướng dẫn để được giải quyết.
2. Chi cục trưởng, Trưởng phòng Nghiệp vụ giúp Cục trưởng; Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ giúp Tổng cục trưởng đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nội dung đã hướng dẫn nghiệp vụ.
Theo quy định trên, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ giúp Tổng cục trưởng đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nội dung đã hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành đối với Cục trưởng.
Công văn hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành của Tổng cục trưởng đối với Cục trưởng có nội dung như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 6 Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành thi hành án dân sự Ban hành kèm theo Quyết định 824/QĐ-TCTHADS năm 2014 quy định như sau:
Công văn, hồ sơ đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ và công văn hướng dẫn nghiệp vụ
...
3. Nội dung công văn hướng dẫn nghiệp vụ phải cụ thể, trả lời rõ ràng, bám sát nội dung đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ và có tính khả thi. Trường hợp cần thiết thì nêu rõ biện pháp tổ chức thực hiện, thời hạn thực hiện xong, yêu cầu báo cáo kết quả thực hiện hoặc những nội dung khác.
Theo đó, nội dung công văn hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành phải cụ thể, trả lời rõ ràng, bám sát nội dung đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ và có tính khả thi.
Trường hợp cần thiết thì nêu rõ biện pháp tổ chức thực hiện, thời hạn thực hiện xong, yêu cầu báo cáo kết quả thực hiện hoặc những nội dung khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?