Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có không quá bao nhiêu Phó Tổng cục trưởng? Và sẽ do ai bổ nhiệm?
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có không quá bao nhiêu Phó Tổng cục trưởng?
Số lượng lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 08/2019/QĐ-TTg như sau:
Lãnh đạo Tổng cục
1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng.
2. Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục. Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Như vậy, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có không quá 04 Phó Tổng cục trưởng.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ do ai bổ nhiệm?
Thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 08/2019/QĐ-TTg như sau:
Lãnh đạo Tổng cục
1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng.
2. Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục. Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Theo quy định Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có không quá bao nhiêu Phó Tổng cục trưởng? Và sẽ do ai bổ nhiệm? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được quy định thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được quy định tại Điều 2 Quyết định 08/2019/QĐ-TTg như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hằng năm của Chính phủ và các nghị quyết, dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc lĩnh vực được giao quản lý.
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển dài hạn, 05 năm về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và các dự án, công trình quan trọng quốc gia của ngành thuộc lĩnh vực do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.
...
23. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; quyết định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, cách chức, từ chức, miễn nhiệm, biệt phái, thực hiện chế độ tiền lương, các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
24. Lập dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách hằng năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của Bộ Khoa học và Công nghệ. Phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan có liên quan trong quá trình xây dựng và tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương hàng năm, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ; xây dựng đề xuất cơ cấu chi, tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ. Phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch vốn ngân sách đầu tư phát triển dành cho khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật. Quản lý, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ; thực hiện các nhiệm vụ khác về ngân sách nhà nước, tài sản theo quy định của pháp luật.
25. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?