Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam hoạt động dưới sự lãnh đạo của ai? Nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tuyên huấn?
Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam hoạt động dưới sự lãnh đạo của ai?
Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam được quy định tại tiểu mục 1 Mục A Phần II Quy định 51-QĐ/TW năm 2021, cụ thể như sau:
Tổng cục Chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong toàn quân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Bí thư và trực tiếp, thường xuyên của Quân ủy Trung ương.
- Căn cứ nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự chỉ đạo, hướng dẫn của các ban đảng Trung ương, Tổng cục Chính trị nghiên cứu, đề xuất để Quân ủy Trung ương quyết định chủ trương, biện pháp về công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội, Dân quân tự vệ và Ban Cơ yếu Chính phủ.
- Căn cứ nghị quyết của Quân ủy Trung ương, mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị xác định kế hoạch tiến hành công tác đảng, công tác chính trị để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cấp trong Quân đội, Dân quân tự vệ và Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện.
Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam hoạt động dưới sự lãnh đạo của ai? Nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tuyên huấn? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tuyên huấn của Tổng cục chính trị?
Nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tuyên huấn của Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định tại tiểu mục 1 Mục A Phần III Quy định 51-QĐ/TW năm 2021, cụ thể như sau:
Nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tuyên huấn trong Quân đội, Dân quân tự vệ và Ban Cơ yếu Chính phủ của Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cụ thể như sau:
- Tổ chức nghiên cứu, học tập và tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương cửa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đường lối, quan điểm, tư tưởng quân sự của Đảng, nhiệm vụ chính trị của Quân đội cho các đối tượng trong toàn quân. Chỉ đạo và tổ chức đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực lý luận chính trị, tư tưởng, văn hóa, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội. Xây dựng và thực hiện các chương trình, nội dung giáo dục chính trị cho các đối tượng trong toàn quân và nội dung giáo dục khoa học xã hội và nhân văn trong các nhà trường Quân đội.
- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác thông tin, tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản, in, phát hành trong Quân đội theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương của Quân ủy Trung ương và quy định của Bộ Quốc phòng. Phối hợp với cơ quan văn hóa thông tin ngoài Quân dội chỉ đạo, hướng dẫn sáng tác, quảng bá văn học nghệ thuật thuộc đề tài Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ và chiến tranh cách mạng, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Chỉ đạo, hướng dẫn phong trào thi đua quyết thắng trong toàn quân; chăm lo đời sống văn hoá tinh thần của bộ đội.
Lưu ý:
Cơ quan chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức ở 4 cấp
- Toàn quân có Tổng cục Chính trị.
- Cấp quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng và đơn vị tương đương có cục chính trị.
- Cấp sư đoàn, vùng hải quân, vùng cảnh sát biển, lữ đoàn và đơn vị tương đương có phòng chính trị.
- Cấp trung đoàn và đơn vị tương đương có ban chính trị.
Thủ trưởng cơ quan chính trị là chủ nhiệm chính trị.
- Những đơn vị, cơ quan không đủ điều kiện tổ chức ban chính trị thì bố trí trợ lý chính trị.
- Ở các doanh nghiệp trong Quân đội, căn cứ vào quy mô tổ chức, lực lượng và tính chất, nhiệm vụ để tổ chức cơ quan chính trị phù hợp, tương ứng như tổ chức các cơ quan chức năng trong doanh nghiệp.
- Tổ chức cơ quan chính trị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
(Mục 1 Phần I Quy định 51-QĐ/TW năm 2021)
Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là thứ mấy?
Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
(Điều 25 Luật Quốc phòng 2018)
Ngày 22 tháng 12 hằng năm được lấy làm ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 22 tháng 12 năm 2024, ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam rơi vào Chủ nhật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các khoản nộp ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh tế của Nhà nước gồm các khoản thu nào theo quy định?
- Đề án kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam thế nào? Ai được nghỉ vào ngày này?
- Mẫu tổng hợp số liệu Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mới nhất?
- Chất lượng hoạt động kiểm toán phản ánh điều gì? Giám sát hoạt động kiểm toán của Đoàn kiểm toán là hình thức kiểm soát chất lượng kiểm toán của ai?
- Kết hợp phòng thủ dân sự với hoạt động nào? Nhà nước có phải bảo đảm dự trữ quốc gia cho phòng thủ dân sự không?