Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế đối với một số khoản chi phí đặc thù nào?
- Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam chỉ được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp trong lĩnh vực nào?
- Doanh thu của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm những gì?
- Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế đối với một số khoản chi phí đặc thù nào?
Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam chỉ được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp trong lĩnh vực nào?
Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam chỉ được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp trong lĩnh vực theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 59/2021/NĐ-CP cụ thể:
Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp
1. Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam chỉ được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Hình thức và thẩm quyền đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Theo đó, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam chỉ được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (Hình từ Internet)
Doanh thu của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm những gì?
Doanh thu của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 59/2021/NĐ-CP cụ thể:
Doanh thu
...
2. Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam quản lý doanh thu và thu nhập khác theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Doanh thu của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm:
a) Doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ bao gồm doanh thu từ hoạt động quản lý thành viên; doanh thu từ hoạt động đăng ký chứng khoán; doanh thu từ hoạt động lưu ký chứng khoán; doanh thu từ hoạt động chuyển khoản chứng khoán; doanh thu từ hoạt động thực hiện quyền; doanh thu từ hoạt động chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch; doanh thu từ hoạt động đại lý thanh toán lãi và gốc công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương; doanh thu từ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán, quản lý vị thế, chuyển khoản vị thế, quản lý tài sản ký quỹ, sửa lỗi sau giao dịch, lùi thời hạn thanh toán, chuyển sang thanh toán bằng tiền; doanh thu từ hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đã đăng ký tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam và doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật;
b) Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ bao gồm doanh thu từ dịch vụ cung cấp thông tin; doanh thu dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;
c) Ngoài doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính đối với lãi tiền gửi phát sinh từ hoạt động thanh toán hộ cổ tức, gốc, lãi công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, các chứng khoán khác và thực hiện quyền mua chứng khoán.
Như vậy, doanh thu của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm những doanh thu nêu trên.
Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế đối với một số khoản chi phí đặc thù nào?
Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế đối với một số khoản chi phí đặc thù theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 59/2021/NĐ-CP cụ thể:
Chi phí
...
2. Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế đối với một số khoản chi phí đặc thù sau đây:
a) Chi trích lập Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 156 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Việc trích Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ được thực hiện hàng quý. Trong năm tài chính nếu không sử dụng hết, số dư của Quỹ được chuyển sang năm sau để sử dụng tiếp;
b) Chi phí chuyển lại cho công ty con của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam khoản thu từ hoạt động giao dịch chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch chứng khoán.
Theo đó, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế đối với một số khoản chi phí đặc thù sau đây:
- Chi trích lập Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 156 Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
Việc trích Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ được thực hiện hàng quý. Trong năm tài chính nếu không sử dụng hết, số dư của Quỹ được chuyển sang năm sau để sử dụng tiếp;
- Chi phí chuyển lại cho công ty con của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam khoản thu từ hoạt động giao dịch chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch chứng khoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?