Tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh vi bào tử sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? Nguyên nhân tôm nhiễm bệnh là do đâu?

Đàn tôm thẻ chân trắng của tôi có một số dấu hiệu như còi cọc, phân đàn. Ngoài ra, một số tôm trong đàn tôm mới nuôi khoảng 100 ngày đổ lại chỉ đạt trọng lượng 3 đến 4g/con. Cho tôi hỏi có phải đây là những dấu hiệu của bệnh vi bào tử hay không?

Tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh vi bào tử sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?

Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-12:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 12:Bệnh vi bào tử do Enterocytozoon hepatopenaei ở tôm quy định về triệu chứng lâm sàng ở tôm khi nhiễm bệnh vi bào tử như sau:

"5 Chẩn đoán lâm sàng
5.1 Dịch tễ học
Bệnh thường xảy ra trên các loài tôm thuộc họ tôm he (Penaeidae) như tôm sú (Penaeus monodon), tôm he (P. merguensis), tôm thẻ chân trắng (P. vannamei), tôm nâu (P. aztecus), P. setiferus...
Một số loài có thể mang trùng như tôm đất, tôm càng xanh, cua, ghẹ, động vật phù du Artemia, Copepoda.
Tôm thường nhiễm bệnh ở giai đoạn rất sớm, từ 10 ngày đến 15 ngày sau khi thả giống và ở các giai đoạn của tôm nuôi
EHP có thể lây nhiễm theo chiều ngang từ tôm bệnh sang tôm khỏe, gián tiếp từ thức ăn tươi sống cho tôm có mang mầm bệnh.
Bệnh có thể xảy ra quanh năm và phân bố ở phần lớn các vùng nuôi tôm ở các nước Châu Á - Thái Bình Dương.
5.2 Triệu chứng lâm sàng
Tôm bị bệnh kém ăn, hoạt động chậm chạp, chậm lớn, còi cọc, phân đàn, chết rải rác trong quát trình nuôi.
Khi tôm thẻ chân trắng giống bị nhiễm EHP thả nuôi trong tháng đầu tiên, tôm vẫn phát triển tương đối bình thường nhưng sau khi đạt trọng lượng khoảng 3-4 g/con cũng như lượng sinh khối trong ao tăng dần thì tôm bắt đầu chậm lớn dần và dừng hẳn sự tăng trưởng. Tôm nuôi 90- 100 ngày tuổi cũng chỉ đạt trọng lượng 4-5 g/con.
Xuất hiện các sợi phân trắng hoặc vàng nâu tại nhá hoặc nổi trên mặt ao và dồn vào góc ao hoặc cuối hướng gió.
Gan tụy chuyển màu nhạt
5.3 Bệnh tích
Tôm bị bệnh nặng gan tụy bị hoại tử (dịch hóa).
Tôm bị bệnh nhẹ bệnh tích không rõ ràng.
Trên các lát cắt mô học cho thấy sự chiếm chỗ của các vi bào tử trong mô của khối gan tụy."

Theo Tiêu chuẩn vừa nêu, tôm thẻ chân trắng khi nhiễm bệnh vi bào tử sẽ có một số triệu chứng lâm sàng như:

- Tôm bị bệnh kém ăn, hoạt động chậm chạp, chậm lớn, còi cọc, phân đàn, chết rải rác trong quát trình nuôi.

- Tôm chậm lớn khi đạt trọng lượng khoảng 3-4g/con.

- Tôm nuôi 90- 100 ngày tuổi cũng chỉ đạt trọng lượng 4-5 g/con.

- Xuất hiện các sợi phân trắng hoặc vàng nâu tại nhá hoặc nổi trên mặt ao và dồn vào góc ao hoặc cuối hướng gió.

Tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh vi bào tử sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? Trường hợp tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh vi bào tử là do tác nhân nào gây nên?

Tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh vi bào tử sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? Trường hợp tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh vi bào tử là do tác nhân nào gây nên? (Hình từ Internet)

Trường hợp tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh vi bào tử là do tác nhân nào gây nên?

Theo Mục 1 và Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-12:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 12:Bệnh vi bào tử do Enterocytozoon hepatopenaei ở tôm quy định về tác nhân gây nên bệnh vi bào từ ở tôm thẻ chân trắng như sau:

"1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định quy trình chẩn đoán bệnh Vi bào tử do Enterocytozoon hepatopenaei ở tôm.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
Vi bào tử trùng (Microsporidian) là một nhóm các vi bào tử kí sinh nội bào bao gồm Ameson, Agmasonma (Thelohania), Pleitophora, Enterocytozoon hepatopenaei.
Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP):
Là loại kí sinh trùng có kích thước nhỏ (khoảng 1.1 x 0.7 µm) và cấu tạo phức tạp, có 5-6 vòng xoắn có cấu trúc sợi ở một đầu. EHP ký sinh trong tế bào gan tụy của tôm sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy, làm tôm nuôi không đủ dinh dưỡng để tăng trường và lột xác."

Theo đó, tác nhân gây nên bệnh vi bào tử ở tôm thẻ chân trắng là do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei ở tôm.

Vi bào tử trùng là loại kí sinh trùng có kích thước nhỏ (khoảng 1.1 x 0.7 µm) và cấu tạo phức tạp, có 5-6 vòng xoắn có cấu trúc sợi ở một đầu. EHP ký sinh trong tế bào gan tụy của tôm sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy, làm tôm nuôi không đủ dinh dưỡng để tăng trường và lột xác.

Một số loại thuốc và vật liệu thử nào thường dùng khi tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh vi bào tử?

Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-12:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 12:Bệnh vi bào tử do Enterocytozoon hepatopenaei ở tôm quy định về thuốc thử và vật liệu thử dùng khi tôm nhiễm bệnh vi bào tử như sau:

"3 Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích, sử dụng nước cất, nước khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ các trường hợp có quy định khác.
3.1 Thuốc thử và vật liệu thử dùng chung
3.1.1 Etanol, từ 96 % đến 100 % (C2H6O)
3.1.2 Dung dịch đệm muối phosphat (PBS)
3.2 Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp chẩn đoán bằng PCR và Realtime PCR
3.2.1 Cặp mồi, gồm mồi xuôi và mồi ngược.
3.2.2 Cặp mồi, Dò (Probe)
3.2.3 Kít tách chiết ADN (Xem B1 và B2).
3.2.4 Kít nhân gen (PCR Master Mix Kit, Cat. No K0171).
3.2.5 Kít nhân gen realtime PCR (Ví dụ: Kit Platinum® Quantitative PCR SuperMix-UDG, Cat.No: 11730-017).
3.2.6 Dung dịch đệm TAE (Tris-brorate - EDTA) hoặc TBE (Tris-acetate - EDTA) (xem A.1).
3.2.7 Chất nhuộm màu (Ví dụ: Sybr safe).
3.2.8 Chất đệm tải mẫu (Loading dye 6X)
3.2.9 Dung dịch đệm TE (Tris-axit etylendiamintetraaxetic).
3.2.10 Thang chuẩn ADN (Ladder)
3.2.11 Nước tinh khiết, không có nuclease
3.2.12 Agarose
3.3 Thuốc thử và vật liệu dùng cho phương pháp kiểm tra bệnh tích vi thể bằng phương pháp nhuộm HE
3.3.1 Formalin, dung dịch 10 % (thể tích)
Chuẩn bị từ dung dịch formaldehyde 38 % và dung dịch muối đệm phosphat (PBS) hoặc nước cất (tỷ lệ thể tích 1:9).
3.3.2 Xylen
3.3.3 Dung dịch Davidson (xem A.2).
3.3.4 Thuốc nhuộm Haematoxylin (xem A.3)
3.3.5 Thuốc nhuộm Eosin (xem A.4).
3.3.6 Parafin, có độ nóng chảy từ 56 °C đến 60 °C.
3.3.7 Keo dán lamen"

Như vậy, khi tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh vi bào tử thì sẽ thường dùng những loại thuốc thử và vật liệu thử theo Tiêu chuẩn nêu trên để tiến hành chẩn đoán bệnh trong phòng thí nghiệm.

Bệnh vi bào tử ở tôm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu thử sử dụng cho phương pháp kiểm tra bệnh vi bào tử bằng phương pháp nhuộm HE được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cặp mồi trong phương pháp Realtime PCR để phát hiện vi bào tử trùng gây nên bệnh vi bào tử ở tôm có khác với cặp mồi dùng trong phương pháp PCR không?
Pháp luật
Quy trình tách chiết ADN trong phương pháp PCR nhằm chẩn đoán bệnh vi bào tử ở tôm thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Chu trình luân nhiệt trong phương pháp PCR nhằm chẩn đoán bệnh vi bào tử ở tôm được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Dung dịch đệm TAE có được sử dụng trong phương pháp PCR để chẩn đoán bệnh vi bào tử ở tôm khi có triệu chứng nhiễm bệnh hay không?
Pháp luật
Mẫu bệnh phẩm dùng để chẩn đoán bệnh vi bào tử ở tôm bằng phương pháp PCR phải được bảo quản ở nhiệt độ bao nhiêu thì thích hợp?
Pháp luật
Số lượng mẫu tôm có triệu chứng nhiễm bệnh vi bào tử cần lấy để tiến hành chẩn đoán bệnh bằng phương pháp PCR là bao nhiêu?
Pháp luật
Tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh vi bào tử sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? Nguyên nhân tôm nhiễm bệnh là do đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh vi bào tử ở tôm
1,436 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh vi bào tử ở tôm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh vi bào tử ở tôm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào