Tôm sú mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp tính sẽ có những triệu chứng lâm sàng ra sao? Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm làm loại bệnh như thế nào?

Hiện tại tôi đang thực hiện mô hình nuôi tôm sú, trong quá trình nuôi có một số cá thể có biểu hiện chậm lớn, lờ đờ, bỏ ăn, một số còn chết ở đáy ao, đây có phải là hiểu hiện của bệnh hoại tử gan tụy cấp tính hay không? Cho tôi xin văn bản tiêu chuẩn về bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm. Câu hỏi của anh Khoa từ Vĩnh Long.

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm là loại bệnh như thế nào?

Theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-19:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 19: Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm quy định về bệnh họai tử gan tụy cấp tính như sau:

Thuật ngữ và định nghĩa, các từ viết tắt
2.1 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm (Acute hepatopancreatic necrosis disease - AHPND) là bệnh gây nên hội chứng chết sớm (EMS) do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus độc lực mang plasmid chứa gen sinh độc tố. Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là vi khuẩn Gram âm, hình que, thuộc chi vibrio, họ vibrionaceae.
2.2 Từ viết tắt
- ADN (Deoxyribonucleic acid): Axít deoxyribonucleic;
- DNase (Deoxyribonuclease): enzyme thủy phân liên kết của phân tử ADN;
- RNA (Ribonucleic acid): Axít ribonucleic;
- RNase (Ribonuclease): enzyme thủy phân liên kết của phân tử ARN;
- AHPND (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease): Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm;
- EMS (Early mortality syndrome): Hội chứng chết sớm;
- TCBS (Thiosulfate citrate bile salts sucrose agar): môi trường thạch sacaroza, muối mật, xitrat thiosulfat;
- TSA (tryptic soy agar): thạch tryptic soy;
- PCR (Polymerase Chain Reaction): Phản ứng chuỗi trùng hợp;
- Realtime PCR: Phản ứng realtime PCR;
- PBS (Phosphate buffered saline): Dung dịch muối đệm phốt phát;
- TBE 10X (Tris - axit boric - Ethylendiamin Tetraacetic axlt): Dung dịch đệm TBE đậm đặc 10 lần;
- Ct (cycle threshold): giá trị chu kỳ ngưỡng;
- UV (Ultraviolet): Cực tím.

Theo đó, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm (Acute hepatopancreatic necrosis disease - AHPND) là bệnh gây nên hội chứng chết sớm (EMS) do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus độc lực mang plasmid chứa gen sinh độc tố. Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là vi khuẩn Gram âm, hình que, thuộc chi vibrio, họ vibrionaceae.

Tôm sú mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp tính sẽ có những triệu chứng lâm sàng ra sao?

Tôm sú mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp tính sẽ có những triệu chứng lâm sàng ra sao? (Hình từ Internet)

Tôm sú mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp tính sẽ có những triệu chứng lâm sàng ra sao?

Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-19:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 19: Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm quy định triệu chứng lâm sàng như sau:

Chẩn đoán lâm sàng
5.1 Dịch tễ học
Loài cảm nhiễm: Tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei). Tôm nuôi trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 9 mắc bệnh nhiều nhất.
Giai đoạn tôm bị bệnh có thể xuất hiện khoảng 10 ngày sau khi thả tôm, nhưng mẫn cảm nhất ở giai đoạn tôm 20 ngày tuổi đến 45 ngày tuổi. Tỷ lệ tôm nhiễm bệnh và chết có thể lên đến 100 %. Bệnh lây nhiễm từ tôm bệnh sang tôm khỏe qua nguồn thức ăn và nguồn nước.
5.2 Triệu chứng lâm sàng
Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh chưa rõ ràng. Tôm chậm lớn, lờ đờ, bỏ ăn, tấp mé và chết ở đáy ao/ đầm nuôi.
Ở giai đoạn tôm nhiễm nặng, tôm bệnh có hiện tượng vỏ mềm, màu sắc cơ thể biến đổi.
5.3 Bệnh tích
Tôm sậm màu, gan tụy mềm nhũn, sưng to hoặc bị teo lại, có màu sắc nhợt nhạt hoặc trắng, lớp màng bao bên ngoài gan tụy có màu trắng, xuất hiện những đốm hoặc vệt màu đen trong khối gan tụy: khi sờ, nắn thấy gan tụy dai và khó vỡ.

Như vậy, khi tôm sú mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp tính sẽ có một số biểu hiện như tôm chậm lớn, lờ đờ, bỏ ăn, tấp mé và chết ở đáy ao/ đầm nuôi.

Ở giai đoạn đầu nhiễm bệnh các triệu chứng nhiễm bệnh của tôm sẽ không rõ ràng.

Ở giai đoạn tôm nhiễm nặng, tôm bệnh có hiện tượng vỏ mềm, màu sắc cơ thể biến đổi.

Sử dụng thuốc thử, vật liệu thử nào để chẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm?

Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-19:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 19: Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm quy định triệu chứng lâm sàng quy định về thuốc thử và vật liệu thử để chẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm như sau:

Thuốc thử, vật liệu thử
Chỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích, sử dụng nước cất hoặc nước đã khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương không có RNAse và DNAse, trừ khi có quy định khác.
3.1 Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho lấy mẫu và tăng sinh (xem Phụ lục A)
3.1.1 Cồn (Ethanol), từ 70 % đến 100 % (C2H6O);
3.1.2 Dung dịch muối đệm phốt phát (PBS), pH 7,2 ± 0,2.
3.2 Thuốc thử và vật liệu thử của phương pháp nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn (xem Phụ lục A)
3.2.1 Môi trường thạch TCBS;
3.2.2 Môi trường thạch dinh dưỡng TSA;
3.2.3 Natri clorua;
3.2.4 Card định danh vi khuẩn Gram (-) hoặc kit kiểm tra sinh hóa;
3.2.5 Thuốc nhuộm gram (Xem phụ lục B);
3.2.6 Môi trường và thuốc thử để kiểm tra đặc tính sinh hóa (Xem Bảng 1).
3.3 Thuốc thử và vật liệu thử của phương pháp PCR, realtime PCR
3.3.1 Môi trường pepton kiềm (Alkaline saline pepton water);
3.3.2 Dung dịch tách chiết (NaCl 0,9 %...) hoặc bộ kit tách chiết ADN vi khuẩn;
3.3.3 Bộ kit nhân gen PCR, realtime PCR;
3.3.4 Nước không có enzyme phân hủy ADN/ARN;
3.3.5 Bột agarose, dung dịch TBE 10X;
3.3.6 Chất nhuộm gel (GelRed hoặc chất nhuộm gel tương đương);
3.3.7 Dung dịch nạp mẫu (Loading dye);
3.3.8 Thang chuẩn ADN;
3.3.9 Đoạn mồi (primers): thực hiện phản ứng PCR;
3.3.10 Đoạn mồi (primers) và đoạn dò (probe): thực hiện phản ứng realtime PCR;
3.3.11 Mẫu đối chứng: Mẫu đối chứng dương là mẫu có chứa ADN của AHPND được chiết tách từ mẫu dương chuẩn. Mẫu đối chứng âm là mẫu nước không có DNase/ RNase dùng để pha loãng các chất phản ứng.

Từ tiêu chuẩn trên thì khi tôm sú có triệu chứng lâm sàng mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp tính thì có thể sử dụng những loại thuốc thử, vật liệu thử vừa nêu để tiến hành chẩn đoán bệnh trong phòng thí nghiệm.

Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi tôm sú có triệu chứng lâm sàng mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp tính thì cần thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm như thế nào để tiến hành chẩn đoán bệnh?
Pháp luật
Để thực hiện phương pháp nhuộm gram nhằm chẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm cần chuẩn bị thành phần thuốc nhuộm ra sao?
Pháp luật
Thực hiện tách chiết ADN trong phương pháp PCR để chẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm như thế nào?
Pháp luật
Kết quả phản ứng Realtime PCR như thế nào thì có thể kết luật tôm sú nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp tính?
Pháp luật
Dùng phương pháp nuôi cấy phân lập và định danh vi khuẩn chẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm có cho kết quả chính xác không?
Pháp luật
Tôm sú mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp tính sẽ có những triệu chứng lâm sàng ra sao? Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm làm loại bệnh như thế nào?
Pháp luật
Quá trình phản ứng PCR nhằm chẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy ở tôm tiến hành như thế nào? Mẫu thử có kết quả nhiễm bệnh hoại tử gan tụy ở tôm thì sẽ cho ra kết quả như thế nào?
Pháp luật
Kết quả chạy điện di trên mẫu thử như thế nào thì kết luận tôm mắc bệnh hoại tử gan tụy? Cần sử dụng cặp mồi nào khi áp dụng phương pháp PCR để chẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy ở tôm?
Pháp luật
Cần phải lấy bao nhiêu mẫu để chẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy ở tôm bằng phương pháp PCR? Phương pháp PCR để chẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy ở tôm hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
Pháp luật
Để chẩn đoán tôm có mắc bệnh hoại tử gan tụy không bằng phương pháp PCR thì phải tiến hành lấy mẫu chẩn đoán như như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm
3,686 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào