Tòa án nhân dân chuyên biệt Phá sản do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập đúng không?
Tòa án nhân dân chuyên biệt Phá sản do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về tổ chức và thẩm quyền thành lập, giải thể các Tòa án nhân dân như sau:
Tổ chức và thẩm quyền thành lập, giải thể các Tòa án nhân dân
1. Tổ chức của Tòa án nhân dân bao gồm:
a) Tòa án nhân dân tối cao;
b) Tòa án nhân dân cấp cao;
c) Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
đ) Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Hành chính, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ, Tòa án nhân dân chuyên biệt Phá sản (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt);
e) Tòa án quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực (sau đây gọi chung là Tòa án quân sự).
2. Thẩm quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt và Tòa án quân sự được quy định như sau:
a) Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt; thành lập, giải thể Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
b) Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Như vậy, chiếu theo quy định nêu trên thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Phá sản.
Tòa án nhân dân chuyên biệt Phá sản do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập đúng không? (Hình từ Internet)
Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Phá sản có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 62 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt
...
3. Tòa án nhân dân chuyên biệt Phá sản có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giải quyết vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo quy định của luật;
b) Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện việc tổng kết thực tiễn giải quyết vụ việc phá sản; đề xuất án lệ;
d) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 3 của Luật này và nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Phá sản có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Giải quyết vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo quy định của luật;
- Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện việc tổng kết thực tiễn giải quyết vụ việc phá sản; đề xuất án lệ;
- Phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của luật;
- Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân chuyên biệt Phá sản được quy định thế nào?
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân chuyên biệt Phá sản được quy định tại Điều 5 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 như sau:
- Độc lập theo thẩm quyền xét xử.
- Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật và Tòa án.
- Thực hiện quyền tư pháp kịp thời, công bằng, công khai, vô tư, khách quan.
- Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
- Thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
- Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
- Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
- Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.
- Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.
- Tòa án chịu sự giám sát của Nhân dân, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mục tiêu phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 30? 06 Nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố HCM thời kỳ 21 30?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh sau sáp nhập xã? Nhiệm kỳ của khóa HĐND?
- Sau sáp nhập tỉnh nào có diện tích lớn nhất 2025 dự kiến? Tên gọi các tỉnh sau sáp nhập năm 2025?
- Mẫu dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đảng bộ mới nhất? Tải mẫu? Thời hạn thông báo thời gian khai mạc Đại hội đảng bộ?
- Sáp nhập tỉnh: Cán bộ công chức được thuê nhà ở công vụ khi nhà xa trung tâm hành chính mới đúng không?