Tòa án có được trả lại đơn khởi kiện vì lý do vụ việc đã được giải quyết bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của Luật TTHC?
Tòa án có được trả lại đơn khởi kiện vì lý do vụ việc đã được giải quyết bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật không theo quy định của Luật TTHC?
Theo điểm d khoản 1 Điều 123 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:
Trả lại đơn khởi kiện
...
d) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
...
Đồng thời theo Mục 1 Công văn 207/TANDTC-PC năm 2024 quy định như sau:
Trong vụ án hành chính, Tòa án tuyên bác yêu cầu khởi kiện hủy quyết định hành chính của người khởi kiện. Quá trình xem xét, đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính bị kiện, Tòa án có xem xét và nhận định về quyết định hành chính có liên quan (không bị kiện), Bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Sau đó, người khởi kiện tiếp tục khởi kiện vụ án khác đối với quyết định hành chính (là quyết định hành chính có liên quan đã được xem xét trong vụ án trước). Trường hợp này, Tòa án có được trả lại đơn khởi kiện vì lý do vụ việc đã được giải quyết bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 123 Luật Tố tụng hành chính 2015 hay không?
Điểm d khoản 1 Điều 123 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định trong trường hợp sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện.
Trong quá trình giải quyết vụ án, việc Tòa án xem xét và nhận định về quyết định hành chính có liên quan (không bị kiện) là cơ sở cho việc xem xét, đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính bị kiện. Trường hợp quyết định hành chính có liên quan (không bị kiện) được ban hành trái pháp luật dẫn đến quyết định hành chính bị kiện trái pháp luật thì Hội đồng xét xử có thẩm quyền hủy cả quyết định hành chính bị kiện và quyết định hành chính liên quan.
Trường hợp quyết định hành chính có liên quan (không bị kiện) được ban hành đúng pháp luật thì Tòa án cũng đã nhận định, kết luận trong bản án. Như vậy, mặc dù quyết định hành chính có liên quan không bị kiện nhưng đã được xem xét, giải quyết và được kết luận về tính đúng sai cùng với quyết định hành chính bị kiện nên phải coi là sự việc đã được giải quyết bằng bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Vì vậy, trường hợp này, Tòa án trả lại đơn khởi kiện vì lý do vụ việc đã được giải quyết bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 123 Luật Tfố tụng hành chính 2015
Tòa án có được trả lại đơn khởi kiện vì lý do vụ việc đã được giải quyết bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của Luật TTHC? (hình từ internet)
Ai có quyền kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện?
Theo Điều 43 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên
Khi được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hành chính, Kiểm sát viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện.
2. Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ án.
3. Nghiên cứu hồ sơ vụ án; xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 84 của Luật này.
4. Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án theo quy định của Luật này.
5. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án.
6. Yêu cầu, kiến nghị Tòa án thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Luật này.
7. Đề nghị với Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật.
8. Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.
9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Như vậy, Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hành chính, Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện.
Có quyền khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện không?
Theo Điều 124 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:
Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện
1. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện.
2. Ngay sau khi nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có khiếu nại. Trường hợp người khởi kiện, Kiểm sát viên vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên họp.
...
Như vậy, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở không?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân mới nhất? Hướng dẫn viết bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân?