Tổ thẩm định liên ngành do cơ quan nào thành lập? Tổ thẩm định liên ngành bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức nào?
- Tổ thẩm định liên ngành do cơ quan nào thành lập? Tổ thẩm định liên ngành bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức nào?
- Tổ thẩm định liên ngành có cần phải ghi rõ lý do đối với những hồ sơ không đủ điều kiện đề nghị đặc xá hay không?
- Tổ thẩm định liên ngành có trách nhiệm thẩm định hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trong thời hạn bao lâu kể từ ngày nhận được hồ sơ?
Tổ thẩm định liên ngành do cơ quan nào thành lập? Tổ thẩm định liên ngành bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Đặc xá 2018 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Hội đồng tư vấn đặc xá là tổ chức liên ngành bao gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan do Chủ tịch nước quyết định thành lập để triển khai thực hiện Quyết định về đặc xá và tham mưu, tư vấn cho Chủ tịch nước trong việc thực hiện hoạt động đặc xá.
5. Tổ thẩm định liên ngành là tổ chức liên ngành bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan do Hội đồng tư vấn đặc xá quyết định thành lập để thẩm định danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá.
Theo đó, Tổ thẩm định liên ngành là tổ chức liên ngành do Hội đồng tư vấn đặc xá quyết định thành lập bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan được lập ra để thẩm định danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá.
Và theo khoản 3 Điều 10 Luật Đặc xá 2018 thì Tổ thẩm định liên ngành do Hội đồng tư vấn đặc xá quyết định thành lập, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức sau đây:
(1) Tòa án nhân dân tối cao;
(2) Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
(3) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
(4) Bộ Công an;
(5) Bộ Quốc phòng;
(6) Bộ Tư pháp;
(7) Cơ quan, tổ chức khác có liên quan do Hội đồng tư vấn đặc xá quyết định khi thấy cần thiết.
Tổ thẩm định liên ngành do cơ quan nào thành lập? Tổ thẩm định liên ngành bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức nào? (Hình từ Internet)
Tổ thẩm định liên ngành có cần phải ghi rõ lý do đối với những hồ sơ không đủ điều kiện đề nghị đặc xá hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 52/2019/NĐ-CP như sau:
Thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá
1. Tổ thẩm định liên ngành trực tiếp làm việc với Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu để nghe báo cáo kết quả xét đề nghị đặc xá và thẩm định hồ sơ, danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá.
2. Khi thẩm định hồ sơ, danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá, thành viên tổ thẩm định liên ngành phải đối chiếu văn bản đề nghị đặc xá với hồ sơ gốc của người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người bị kết án phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn và hồ sơ của người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù bảo đảm chính xác, đúng đối tượng, điều kiện.
3. Sau khi thẩm định từng hồ sơ, thành viên Tổ thẩm định liên ngành có trách nhiệm ghi rõ vào phần ý kiến của Tổ thẩm định liên ngành trong văn bản đề nghị đặc xá. Trường hợp không đủ điều kiện đề nghị đặc xá phải ghi rõ lý do.
Trường hợp còn vướng mắc hoặc phải cân nhắc kỹ thì thành viên Tổ thẩm định liên ngành báo cáo và đưa ra Tổ thẩm định liên ngành thống nhất, quyết định. Trường hợp không thống nhất được thì phải lấy biểu quyết của các thành viên, ghi rõ tỷ lệ đồng ý đề nghị đặc xá và tỷ lệ không đồng ý đề nghị đặc xá của các thành viên vào phần ý kiến của Tổ thẩm định liên ngành trong văn bản đề nghị đặc xá.
Theo đó, sau khi thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá, thành viên Tổ thẩm định liên ngành có trách nhiệm ghi rõ vào phần ý kiến của Tổ thẩm định liên ngành trong văn bản đề nghị đặc xá. Trường hợp không đủ điều kiện đề nghị đặc xá phải ghi rõ lý do.
Tổ thẩm định liên ngành có trách nhiệm thẩm định hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trong thời hạn bao lâu kể từ ngày nhận được hồ sơ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Đặc xá 2018 như sau:
Thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá
1. Tổ thẩm định liên ngành thẩm định danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 15 của Luật này gửi danh sách, hồ sơ cho Tổ thẩm định liên ngành.
2. Tổ thẩm định liên ngành tổng hợp kết quả thẩm định, lập biên bản thẩm định kèm theo danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá, danh sách người không đủ điều kiện đề nghị đặc xá, gửi cho người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 15 của Luật này để hoàn thiện danh sách, hồ sơ người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá theo kết quả thẩm định và chuyển đến Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền chuyển đến Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá theo quy định tại khoản 6 Điều 15 của Luật này.
Theo đó, Tổ thẩm định liên ngành có trách nhiệm thẩm định hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?