Tổ giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Tổ giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động theo cơ chế gì?
- Tổ giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Chi phí hoạt động của Tổ giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do ai chi trả?
Tổ giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động theo cơ chế gì?
Cơ chế hoạt động của Tổ giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư 24/2017/TT-NHNN như sau:
Cơ chế hoạt động của Tổ giám sát thanh lý
1. Các thành viên Tổ giám sát thanh lý làm việc theo cơ chế kiêm nhiệm.
...
Theo đó, các thành viên Tổ giám sát thanh lý làm việc theo cơ chế kiêm nhiệm.
Tổ giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện những nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Tổ giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện những nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của Tổ giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định tại Điều 17 Thông tư 24/2017/TT-NHNN như sau:
- Chỉ đạo, giám sát tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kiểm kê toàn bộ công nợ, các khoản phải thu, phải trả;
+ Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mời các chủ nợ, khách nợ đến đối chiếu để xác định khả năng thanh toán và nguồn trả nợ.
- Yêu cầu Hội đồng thanh lý báo cáo, cung cấp tài liệu, thông tin về thực trạng tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong quá trình thanh lý tài sản, thực hiện việc chi trả cho các chủ nợ theo đúng thứ tự ưu tiên theo quy định tại Thông tư 24/2017/TT-NHNN.
- Giám sát toàn bộ quá trình thanh lý tài sản theo quy định tại Thông tư này và quyết định của Thống đốc hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 24/2017/TT-NHNN.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc đầu tiên hằng tháng hoặc đột xuất, Tổ giám sát thanh lý lập báo cáo bằng văn bản giấy, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo về tình hình thanh lý tài sản, phân chia tài sản và các vấn đề phát sinh khác theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 24/2017/TT-NHNN.
Trường hợp cần thiết có văn bản đề nghị các cơ quan liên quan hỗ trợ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thu hồi các khoản phải thu, xử lý các khách hàng cố tình làm thất thoát tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Được quyền đề nghị Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có quyết định đình chỉ hoạt động của thành viên Hội đồng thanh lý cố ý vi phạm luật pháp hoặc không thực hiện theo kế hoạch thanh lý tài sản hoặc có hành vi tẩu tán tài sản, từ chối trách nhiệm, nghĩa vụ;
+ Trường hợp nghiêm trọng, trình Thống đốc có văn bản yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý các cá nhân sai phạm (nếu có).
- Kiến nghị Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Thống đốc, Ủy ban nhân dân xử lý những vấn đề phát sinh ngoài thẩm quyền.
- Tổ giám sát thanh lý chịu sự chỉ đạo của Thống đốc hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
- Trong quá trình giám sát thanh lý tài sản, nếu phát hiện tổ chức tín dụng không có khả năng thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, Tổ giám sát thanh lý thực hiện báo cáo theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 7 Thông tư 24/2017/TT-NHNN.
Chi phí hoạt động của Tổ giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do ai chi trả?
Chi phí hoạt động của Tổ giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư 24/2017/TT-NHNN sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 11/2020/TT-NHNN như sau:
Cơ chế hoạt động của Tổ giám sát thanh lý
...
3. Phiên họp của Tổ giám sát thanh lý chỉ được tiến hành khi có sự tham gia của ít nhất 2/3 tổng số thành viên. Các quyết định của Tổ giám sát thanh lý chỉ được thông qua khi có sự đồng ý của đa số thành viên có mặt tại cuộc họp. Trường hợp có số phiếu biểu quyết hợp lệ ngang nhau thì nội dung có phiếu biểu quyết tán thành của Tổ trưởng Tổ giám sát thanh lý là nội dung được thông qua.
4. Chi phí liên quan đến hoạt động của Tổ giám sát thanh lý do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chi trả. Việc hạch toán chi phí phải tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành.
5. Tổ giám sát thanh lý kết thúc nhiệm vụ khi Thống đốc hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có quyết định chấm dứt thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, chi phí liên quan đến hoạt động của Tổ giám sát thanh lý do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chi trả. Việc hạch toán chi phí phải tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?