Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do ai quyết định thành lập?
- Số lượng luật sư dự kiến ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được xác định dựa trên những căn cứ nào?
- Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do ai quyết định thành lập?
- Thành viên Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm gì?
Số lượng luật sư dự kiến ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được xác định dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 08/2017/TT-BTP quy định về xác định số lượng luật sư dự kiến ký hợp đồng như sau:
Xác định số lượng luật sư dự kiến ký hợp đồng
Căn cứ vào nguồn lực trợ giúp pháp lý tại địa phương. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây gọi là Trung tâm) đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của Trung tâm dựa trên kết quả thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý của năm trước, số lượng trợ giúp viên pháp lý, số lượng luật sư đã ký hợp đồng, số lượng vụ án được xét xử của năm trước, tổng số người được trợ giúp pháp lý, biến động của dân số địa phương và các nội dung khác có tác động tới công tác trợ giúp pháp lý tại địa phương để dự kiến số lượng luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là luật sư).
Như vậy, theo quy định, số lượng luật sư dự kiến ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được xác định dựa trên những căn cứ sau đây:
(1) Căn cứ vào nguồn lực trợ giúp pháp lý tại địa phương;
(2) Kết quả thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý của năm trước;
(3) Số lượng luật sư đã ký hợp đồng, số lượng vụ án được xét xử của năm trước;
(4) Tổng số người được trợ giúp pháp lý;
(5) Biến động của dân số địa phương;
(6) Các nội dung khác có tác động tới công tác trợ giúp pháp lý tại địa phương.
Số lượng luật sư dự kiến ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được xác định dựa trên những căn cứ nào? (Hình từ Internet)
Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do ai quyết định thành lập?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 08/2017/TT-BTP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BTP) quy định về Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư như sau:
Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư
1. Giám đốc Trung tâm quyết định thành lập Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư (sau đây gọi là Tổ đánh giá luật sư) gồm từ 03 đến 05 thành viên là những người có kiến thức pháp luật, am hiểu hoạt động trợ giúp pháp lý, trong đó có đại diện của Đoàn luật sư địa phương. Tổ trưởng Tổ đánh giá luật sư là lãnh đạo Trung tâm.
2. Tổ đánh giá luật sư có trách nhiệm:
a) Xây dựng thông báo lựa chọn luật sư;
b) Đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, kết quả lựa chọn
3. Thành viên Tổ đánh giá luật sư có trách nhiệm:
a) Đánh giá và chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả đánh giá của mình;
b) Độc lập, khách quan, trung thực, giữ bí mật các thông tin liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổ trưởng phân công.
Như vậy, theo quy định, Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do Giám đốc Trung tâm quyết định thành lập.
Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư gồm từ 03 đến 05 thành viên là những người có kiến thức pháp luật, am hiểu hoạt động trợ giúp pháp lý, trong đó có đại diện của Đoàn luật sư địa phương.
Tổ trưởng Tổ đánh giá luật sư là lãnh đạo Trung tâm.
Thành viên Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 08/2017/TT-BTP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BTP) quy định về Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư như sau:
Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư
1. Giám đốc Trung tâm quyết định thành lập Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư (sau đây gọi là Tổ đánh giá luật sư) gồm từ 03 đến 05 thành viên là những người có kiến thức pháp luật, am hiểu hoạt động trợ giúp pháp lý, trong đó có đại diện của Đoàn luật sư địa phương. Tổ trưởng Tổ đánh giá luật sư là lãnh đạo Trung tâm.
2. Tổ đánh giá luật sư có trách nhiệm:
a) Xây dựng thông báo lựa chọn luật sư;
b) Đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, kết quả lựa chọn
3. Thành viên Tổ đánh giá luật sư có trách nhiệm:
a) Đánh giá và chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả đánh giá của mình;
b) Độc lập, khách quan, trung thực, giữ bí mật các thông tin liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổ trưởng phân công.
Như vậy, theo quy định, thành viên Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý có các trách nhiệm sau đây:
(1) Đánh giá và chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả đánh giá của mình;
(2) Độc lập, khách quan, trung thực, giữ bí mật các thông tin liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ;
(3) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổ trưởng phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?