Tổ chuyên môn trường trung học phổ thông có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Nhân viên của tổ có trách nhiệm như thế nào khi hoạt động ở trường?

Cho tôi hỏi tổ chuyên môn trường trung học phổ thông có quyền và nhiệm vụ được quy định như thế nào? Trong quá trình hoạt động ở trường, nhân viên của tổ chuyên môn có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Mong nhận được giải đáp, xin cảm ơn.

Tổ chuyên môn trường trung học phổ thông có thuộc cơ cấu tổ chức của trường không?

Căn cứ Điều 9 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT (sau đây được gọi tắt là Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT) quy định về cơ cấu tổ chức của trường trung học phổ thông như sau:

Cơ cấu tổ chức trường trung học gồm: hội đồng trường; hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỷ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức Công đoàn; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn; tổ văn phòng; lớp học; tổ phục vụ các hoạt động giáo dục đặc thù của trường chuyên biệt.

Ta thấy, cơ cấu tổ chức trường trung học phổ thông có bao gồm các tổ chuyên môn.

Tổ chuyên môn trường trung học phổ thông

Tổ chuyên môn trường trung học phổ thông

Tổ chuyên môn trường trung học phổ thông hoạt động như thế nào?

Hoạt động của tổ chuyên môn trường trung học phổ thông được quy định tại Điều 14 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT như sau:

- Cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của nhà trường được tổ chức thành các tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có tổ phó. Tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu sự quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởng.

- Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:

+ Chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục thuộc chuyên môn phụ trách theo tuần, tháng, học kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn khác xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.

+ Đề xuất lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo để sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo kế hoạch giáo dục của nhà trường đã được hội đồng trường phê duyệt.

+ Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của tổ chuyên môn và của nhà trường.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.

- Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn ít nhất 01 lần trong 02 tuần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hoặc khi hiệu trưởng yêu cầu. Tổ chuyên môn hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên để phát triển năng lực chuyên môn.

Nhân viên của tổ chuyên môn có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?

* Nhiệm vụ của nhân viên được quy định tại Điều 28 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT như sau:

- Xây dựng kế hoạch công việc phù hợp với từng vị trí việc làm và yêu cầu của từng cấp học.

- Thực hiện kế hoạch công việc được duyệt.

- Quản lý, bảo quản hồ sơ, sổ sách, thiết bị dạy học, giáo dục theo quy định.

- Phối hợp với giáo viên và các nhân viên khác trong quá trình triển khai nhiệm vụ, phục vụ các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường.

- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

- Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.

* Quyền của nhân viên được quy định tại khoản 1 Điều 29 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT như sau:

+ Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự phân công, hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường.

+ Được hưởng lương, chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi (nếu có) theo quy định; được thay đổi chức danh nghề nghiệp; được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.

+ Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.

+ Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác và được sự đồng ý của hiệu trưởng bằng văn bản.

+ Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.

+ Được nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, ta thấy cơ cấu tổ chức của trường trung học phổ thông có bao gồm các tổ chuyên môn. Theo đó, trong quá trình hoạt động, tổ chuyên môn và nhân viên của tổ thực hiện những nhiệm và có quyền theo quy định của pháp luật.

Tổ chuyên môn trường trung học phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chuyên môn trường trung học phổ thông có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Nhân viên của tổ có trách nhiệm như thế nào khi hoạt động ở trường?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chuyên môn trường trung học phổ thông
Trần Thị Huyền Trân Lưu bài viết
35,251 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chuyên môn trường trung học phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ chuyên môn trường trung học phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào