Tổ Chuyên gia giúp việc Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Bộ Quốc phòng đánh giá kết quả thực hiện dự án đầu tư phòng thí nghiệm được phân thành mấy tổ?
- Ai có thẩm quyền thành lập Tổ Chuyên gia giúp việc cho Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Bộ Quốc phòng?
- Tổ Chuyên gia giúp việc Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Bộ Quốc phòng đánh giá kết quả thực hiện dự án đầu tư phòng thí nghiệm được phân thành mấy tổ?
- Các Tổ thuộc Tổ Chuyên gia giúp việc Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Bộ Quốc phòng có những quyền hạn gì?
Ai có thẩm quyền thành lập Tổ Chuyên gia giúp việc cho Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Bộ Quốc phòng?
Theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 08/2019/TT-BQP quy định như sau:
Tổ Chuyên gia giúp việc cho Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Bộ Quốc phòng
1. Tổ Chuyên gia do Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Bộ Quốc phòng quyết định thành lập.
Theo khoản 3 Điều 13 Thông tư 08/2019/TT-BQP quy định về trách nhiệm, quyền hạn Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Bộ Quốc phòng như sau:
Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Bộ Quốc phòng
...
3. Trách nhiệm, quyền hạn các thành viên Hội đồng:
a) Trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng:
- Ban hành Quyết định thành lập các Tổ Chuyên gia giúp việc cho Hội đồng;
- Quyết định thời gian tổ chức và chủ trì phiên họp của Hội đồng;
- Chịu trách nhiệm về nội dung, kết quả đánh giá, nghiệm thu của Hội đồng;
- Xác nhận việc hoàn thiện hồ sơ dự án theo ý kiến kết luận của Hội đồng;
- Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn như Ủy viên hội đồng quy định tại điểm d khoản này
...
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Bộ Quốc phòng có thẩm quyền quyết định thành lập Tổ Chuyên gia giúp việc cho Hội đồng.
Tổ Chuyên gia giúp việc Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Bộ Quốc phòng đánh giá kết quả thực hiện dự án đầu tư phòng thí nghiệm được phân thành mấy tổ?
Tổ Chuyên gia giúp việc Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Bộ Quốc phòng đánh giá kết quả thực hiện dự án đầu tư phòng thí nghiệm được phân thành mấy tổ? (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 14 Thông tư 08/2019/TT-BQP quy định như sau:
Tổ Chuyên gia giúp việc cho Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Bộ Quốc phòng
....
2. Tổ Chuyên gia: Gồm 02 tổ (Tổ Kỹ thuật và Công nghệ; Tổ Pháp lý - Tài chính), mỗi tổ có 03 thành viên, trong đó:
- Tổ trưởng: 01 ủy viên Hội đồng kiêm nhiệm;
- Thành viên: Là cán bộ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ thuộc cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng.
...
Căn cứ quy định trên thì Tổ Chuyên gia giúp việc Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Bộ Quốc phòng đánh giá kết quả thực hiện dự án đầu tư phòng thí nghiệm bao gồm 02 tổ, cụ thể:
(1) Tổ Kỹ thuật và Công nghệ:
Tổ Kỹ thuật và Công nghệ có 03 thành viên, trong đó:
- Tổ trưởng: 01 ủy viên Hội đồng kiêm nhiệm;
- Thành viên: Là cán bộ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ thuộc cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng.
(2) Tổ Pháp lý - Tài chính:
Tổ Pháp lý - Tài chính có 03 thành viên, trong đó:
- Tổ trưởng: 01 ủy viên Hội đồng kiêm nhiệm;
- Thành viên: Là cán bộ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ thuộc cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng.
Các Tổ thuộc Tổ Chuyên gia giúp việc Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Bộ Quốc phòng có những quyền hạn gì?
Theo khoản 3 Điều 14 Thông tư 08/2019/TT-BQP quy định các Tổ thuộc Tổ Chuyên gia giúp việc Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Bộ Quốc phòng có những quyền hạn như sau:
(1) Trách nhiệm, quyền hạn của Tổ Kỹ thuật và Công nghệ:
- Yêu cầu cung cấp hồ sơ tài liệu, sản phẩm của dự án và phối hợp với Chủ đầu tư trong quá trình kiểm tra, đánh giá các nội dung đầu tư;
- Kiểm tra thực tế, đánh giá sự phù hợp của các công trình cải tạo xây dựng, các trang thiết bị, phần mềm đầu tư mua sắm, trang thiết bị nghiên cứu chế tạo, sản phẩm đào tạo và các sản phẩm đầu tư khác so với các quyết định về phê duyệt dự án;
- Kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật trang thiết bị thuộc dự án;
- Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng;
- Báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá các nội dung đầu tư của dự án bằng văn bản trước Hội đồng.
(2) Trách nhiệm, quyền hạn của Tổ Pháp lý - Tài chính:
- Yêu cầu cung cấp hồ sơ tài liệu, sản phẩm của dự án và phối hợp với Chủ đầu tư trong quá trình kiểm tra, đánh giá các nội dung đầu tư;
- Kiểm tra thực tế, đánh giá hồ sơ pháp lý, hồ sơ thực hiện các gói thầu thuộc dự án;
- Kiểm tra, đánh giá công tác thu, chi tài chính và việc chấp hành các quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng của Chủ đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án;
- Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng;
- Báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá các nội dung đầu tư của dự án bằng văn bản trước Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?