Kết luận cuộc họp của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kê cần có chữ ký của Thư ký Hội đồng không?
- Kết luận cuộc họp của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kê cần có chữ ký của Thư ký Hội đồng không?
- Ủy viên Thư ký Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kê có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
- Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kê họp định kỳ một năm mấy lần?
- Kinh phí hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kê được cấp từ nguồn nào?
Kết luận cuộc họp của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kê cần có chữ ký của Thư ký Hội đồng không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Quy chế hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kê ban hành kèm theo Quyết định 895/QĐ-TCTK năm 2013, có quy định về nguyên tắc làm việc của Hội đồng như sau:
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng:
1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số bằng biểu quyết hoặc bỏ phiếu tại cuộc họp. Trường hợp kết quả biểu quyết hoặc bỏ phiếu ngang nhau quyền quyết định của Hội đồng thuộc về bên có ý kiến của người chủ trì cuộc họp Hội đồng (Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch). Trường hợp ủy viên Hội đồng không đồng ý thì có quyền bảo lưu ý kiến và được ghi nhận đầy đủ trong biên bản họp Hội đồng để báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê xem xét quyết định;
2. Kết luận cuộc họp của Hội đồng phải được ghi thành biên bản và được Hội đồng thông qua, có chữ ký của người chủ trì cuộc họp và Thư ký Hội đồng.
Kết luận cuộc họp của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kêphải được ghi thành biên bản và được Hội đồng thông qua, có chữ ký của người chủ trì cuộc họp và Thư ký Hội đồng.
Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kê (Hình từ Internet)
Ủy viên Thư ký Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kê có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 5 Quy chế hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kê ban hành kèm theo Quyết định 895/QĐ-TCTK năm 2013, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng:
…
4. Ủy viên Thư ký Hội đồng
- Ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng;
- Tổng hợp ý kiến các Ủy viên trong trường hợp Hội đồng lấy ý kiến bằng văn bản, báo cáo Chủ tịch Hội đồng;
- Chuẩn bị báo cáo công việc các cuộc họp của Hội đồng;
- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch công tác của Hội đồng đã được thông qua tại kỳ họp;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Chủ tịch giao.
Như vậy, theo quy định trên thì Ủy viên Thư ký Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kê có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng;
- Tổng hợp ý kiến các Ủy viên trong trường hợp Hội đồng lấy ý kiến bằng văn bản, báo cáo Chủ tịch Hội đồng;
- Chuẩn bị báo cáo công việc các cuộc họp của Hội đồng;
- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch công tác của Hội đồng đã được thông qua tại kỳ họp;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Chủ tịch giao.
Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kê họp định kỳ một năm mấy lần?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Quy chế hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kê ban hành kèm theo Quyết định 895/QĐ-TCTK năm 2013, có quy định về chế độ làm việc của Hội đồng như sau:
Chế độ làm việc của Hội đồng:
1. Hội đồng họp định kỳ một năm hai lần vào Quý I và Quý III hàng năm. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch có thể triệu tập cuộc họp bất thường;
2. Thường trực Hội đồng (gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thư ký) họp định kỳ mỗi quý một lần, ngoài ra có thể họp bất thường hoặc họp mở rộng theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng;
3. Cuộc họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 tổng số Ủy viên của Hội đồng tham dự và do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì thì mới được ra Nghị quyết của Hội đồng;
Các ủy viên vắng mặt có thể gửi bằng văn bản cho Hội đồng. Ý kiến bằng văn bản của Ủy viên vắng mặt được công bố tại cuộc họp Hội đồng và chỉ có giá trị tham khảo;
4. Trường hợp Ủy viên Thư ký Hội đồng không thể tham dự cuộc họp Hội đồng, người chủ trì cuộc họp chỉ định một Ủy viên của Hội đồng tham dự cuộc họp đó tạm thời làm Thư ký Hội đồng;
5. Tùy theo nội dung của cuộc họp, Hội đồng có thể mời một số nhà khoa học, quản lý có uy tín trong và ngoài Ngành đến dự họp để tham gia ý kiến. Đại biểu được mời có quyền thảo luận các vấn đề nêu trong cuộc họp Hội đồng nhưng không tham gia biểu quyết hoặc bỏ phiếu và phải chấp hành những quy định về chế độ bảo mật. Danh sách, số lượng đại biểu được mời do người chủ trì cuộc họp Hội đồng quyết định;
6. Nội dung, chương trình và tài liệu họp phải được gửi đến các Ủy viên và khách mời trước 5-7 ngày làm việc đối với cuộc họp Hội đồng định kỳ hoặc 03 ngày làm việc đối với các cuộc họp bất thường để Ủy viên và khách mời nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến thảo luận;
7. Trường hợp có những vấn đề quan trọng, cấp bách nhưng không thể tổ chức cuộc họp Hội đồng. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch (khi Chủ tịch ủy quyền) có thể gửi phiếu yêu cầu đến các Ủy viên để lấy ý kiến bằng văn bản. Thư ký Hội đồng có nhiệm vụ tổng hợp ý kiến, kiến nghị của các Ủy viên báo cáo Chủ tịch Hội đồng xem xét, gửi Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kê họp định kỳ một năm hai lần vào Quý I và Quý III hàng năm.
Trường hợp cần thiết, Chủ tịch có thể triệu tập cuộc họp bất thường;
Kinh phí hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kê được cấp từ nguồn nào?
Căn cứ tại Điều 9 Quy chế hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kê ban hành kèm theo Quyết định 895/QĐ-TCTK năm 2013, có quy định như sau:
Kinh phí hoạt động của Hội đồng thực hiện theo chế độ quy định của nhà nước và trích từ nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN hàng năm của Tổng cục Thống kê.
Như vậy, theo quy định trên thì Kinh phí hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kêthực hiện theo chế độ quy định của nhà nước và trích từ nguồn kinh phí sự nghiệp Khoa học và Công nghệ hàng năm của Tổng cục Thống kê.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?