Tổ chức thanh niên xung phong có thể bị giải thể trong trường hợp nào? Hồ sơ đề nghị giải thể tổ chức thanh niên xung phong?
Tổ chức thanh niên xung phong có thể bị giải thể trong trường hợp nào?
Các trường hợp giải thể tổ chức thanh niên xung phong được quy định tại Điều 6 Thông tư 11/2011/TT-BNV như sau:
Các trường hợp giải thể tổ chức thanh niên xung phong
1. Kết thúc thời hạn hoạt động được ghi trong quyết định thành lập mà không có quyết định gia hạn.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung hoạt động không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3. Theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với tổ chức thanh niên xung phong vi phạm pháp luật.
Như vậy, theo quy định, tổ chức thanh niên xung phong có thể bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
(1) Kết thúc thời hạn hoạt động được ghi trong quyết định thành lập mà không có quyết định gia hạn.
(2) Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung hoạt động không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
(3) Theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với tổ chức thanh niên xung phong vi phạm pháp luật.
Tổ chức thanh niên xung phong có thể bị giải thể trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền giải thể tổ chức thanh niên xung phong?
Thẩm quyền giải thể tổ chức thanh niên xung phong được quy định tại Điều 7 Thông tư 11/2011/TT-BNV như sau:
Thẩm quyền và căn cứ giải thể tổ chức thanh niên xung phong
1. Cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức thanh niên xung phong ra quyết định giải thể tổ chức thanh niên xung phong đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
2. Cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức thanh niên xung phong ra quyết định giải thể tổ chức thanh niên xung phong đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư này phải căn cứ quyết định xử lý vi phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.
3. Cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức thanh niên xung phong ra quyết định giải thể sau khi đã có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cùng cấp.
Như vậy, theo quy định, cơ quan thành lập tổ chức thanh niên xung phong là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải thể tổ chức thanh niên xung phong.
Hồ sơ đề nghị giải thể tổ chức thanh niên xung phong gồm những nội dung gì?
Hồ sơ đề nghị giải thể tổ chức thanh niên xung phong được quy định tại Điều 9 Thông tư 11/2011/TT-BNV như sau:
Hồ sơ đề nghị giải thể tổ chức thanh niên xung phong
1. Văn bản của tổ chức Đoàn đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến chấp thuận việc giải thể tổ chức thanh niên xung phong.
2. Văn bản chấp thuận của cấp ủy Đảng cùng cấp đồng ý việc giải thể tổ chức và hoạt động của thanh niên xung phong. Đối với cấp Trung ương là văn bản chấp thuận của Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
3. Phương án giải thể tổ chức thanh niên xung phong:
a) Lý do giải thể tổ chức thanh niên xung phong (đối với tổ chức thanh niên xung phong giải thể theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 thì cần nêu rõ bằng chứng chứng minh mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung hoạt động không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương);
b) Đề xuất phương án giải quyết về nhân sự, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;
c) Quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện phương án giải thể tổ chức và thời hạn xử lý các vấn đề liên quan.
Đối với việc giải thể Trung tâm, Trường giáo dục lao động xã hội, ngoài các nội dung trên đây, hồ sơ đề nghị giải thể còn phải có ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quản lý chuyên ngành liên quan.
4. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm của tổ chức thanh niên xung phong đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư này.
5. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị giải thể tổ chức thanh niên xung phong bao gồm:
(1) Văn bản của tổ chức Đoàn đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến chấp thuận việc giải thể tổ chức thanh niên xung phong.
(2) Văn bản chấp thuận của cấp ủy Đảng cùng cấp đồng ý việc giải thể tổ chức và hoạt động của thanh niên xung phong.
Đối với cấp Trung ương là văn bản chấp thuận của Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
(3) Phương án giải thể tổ chức thanh niên xung phong:
- Lý do giải thể tổ chức thanh niên xung phong;
- Đề xuất phương án giải quyết về nhân sự, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;
- Quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện phương án giải thể tổ chức và thời hạn xử lý các vấn đề liên quan.
Đối với việc giải thể Trung tâm, Trường giáo dục lao động xã hội, ngoài các nội dung trên thì hồ sơ đề nghị giải thể còn phải có ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quản lý chuyên ngành liên quan.
(4) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm của tổ chức thanh niên xung phong đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 11/2011/TT-BNV.
(5) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Một năm có bao nhiêu ngày Black Friday? Hàng hóa, dịch vụ được giảm giá bao nhiêu % trong dịp sale ngày Black Friday?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp và báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên mầm non cuối năm mới nhất?
- Xét tuyển đại học 2025 bằng học bạ phải dùng kết quả cả năm lớp 12 đúng không? Lịch thi THPT Quốc gia 2025 dự kiến thế nào?
- Tháng 11 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Tháng 11 âm lịch 2024 có ý nghĩa gì? Lịch âm tháng 11 năm 2024 như thế nào?
- Điểm đáng chú ý trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025? Tải dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025 ở đâu?