Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý không thông báo chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định thì bị xử phạt như thế nào?
- Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý không thông báo chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định thì bị xử phạt như thế nào?
- Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý phải thông báo cho cơ quan nào?
- Trách nhiệm của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng là gì?
Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý không thông báo chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 53 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý như sau:
Hành vi vi phạm quy định về tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, lập, lưu trữ hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định;
b) Không chuyển hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý chưa hoàn thành đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được Sở Tư pháp giao để tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý hoặc không thông báo chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý;
b) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng quy định;
c) Thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng nội dung đăng ký;
d) Thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp không đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý;
Như vậy, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý không thông báo chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định thì sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý không thông báo chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định thì bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý phải thông báo cho cơ quan nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 16 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 về chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý như sau:
Chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý
...
2. Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đáp ứng một trong các điều kiện đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này;
b) Tự chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý sau khi đã thông báo bằng văn bản với Sở Tư pháp nơi đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý;
c) Không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan;
d) Thực hiện trợ giúp pháp lý gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Khi chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp về việc chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý và chuyển hồ sơ vụ việc chưa hoàn thành đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được Sở Tư pháp giao để tiếp tục thực hiện.
Như vậy, khi chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp về việc chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý và chuyển hồ sơ vụ việc chưa hoàn thành đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được Sở Tư pháp giao để tiếp tục thực hiện.
Trách nhiệm của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng là gì?
Trách nhiệm của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDT; cụ thể như sau:
- Cử, thay thế luật sư của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
- Cung cấp địa chỉ, điện thoại liên hệ của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý và danh sách luật sư của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ, trại giam.
Lưu ý: theo quy định tại Điều 12 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 về tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý như sau:
- Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý và tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
- Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý 2017.
- Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý 2017.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?