Tổ chức thăm dò khoáng sản thay đổi khối lượng thăm dò thì có phải báo cáo với cơ quan nhà nước không? Nếu tự ý thay đổi khối lượng thăm dò khoáng sản thì có bị xử phạt không?

Tổ chức thăm dò khoáng sản tự ý thay đổi khối lượng thăm dò khoáng sản thì có bị xử phạt hay không? Xin chào, tôi là Hảo. Tôi muốn hỏi về việc tổ chức tự ý thay đổi khối lượng thăm dò khoáng sản làm giảm chi phí thì có bị phạt không? Nếu có thì bị phạt bao nhiêu? Nhờ hỗ trợ theo quy định mới nhất.

Giấy phép thăm dò khoáng sản bao gồm những nội dung gì?

Theo khoản 1 Điều 41 Luật Khoáng sản 2010 quy định về Giấy phép thăm dò khoáng sản, theo đó Giấy phép thăm dò khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:

- Tên tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản;

- Loại khoáng sản, địa điểm, diện tích khu vực thăm dò khoáng sản;

- Phương pháp, khối lượng thăm dò;

- Thời hạn thăm dò khoáng sản;

- Nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khác có liên quan.

Tải về mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản mới nhất 2023: Tại Đây

Tự ý thay đổi khối lượng thăm dò khoáng sản thì có bị xử phạt không?

Tự ý thay đổi khối lượng thăm dò khoáng sản thì có bị xử phạt không?

Tổ chức thăm dò khoáng sản thay đổi khối lượng thăm dò thì có phải báo cáo với cơ quan nhà nước không?

Tại khoản 2 Điều 42 Luật Khoáng sản 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản, theo đó tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có những nghĩa vụ sau đây:

- Nộp lệ phí cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện đúng Giấy phép thăm dò khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản đã được chấp thuận;

- Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, chấp thuận trong trường hợp thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán;

- Bồi thường thiệt hại do hoạt động thăm dò gây ra;

- Thông báo kế hoạch thăm dò cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thăm dò khoáng sản trước khi thực hiện;

- Thu thập, lưu giữ thông tin về khoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các công việc khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật Khoáng sản 2010;

- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có nghĩa vụ phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, chấp thuận trong trường hợp thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán.

Như vậy, nếu thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán thì tổ chức phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, chấp thuận.

Tổ chức thăm dò khoáng sản tự ý thay đổi khối lượng thăm dò khoáng sản thì có bị xử phạt hay không?

Căn cứ khoản 8 Điều 31 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về thông báo kế hoạch thăm dò, báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, điều kiện tổ chức thi công đề án thăm dò khoáng sản, các nghĩa vụ khi giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực như sau:

- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

+ Sau 06 tháng, kể từ khi giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực mà không di chuyển toàn bộ tài sản của mình và của các bên liên quan ra khỏi khu vực thăm dò; không thực hiện việc san lấp công trình thăm dò, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của pháp luật; không giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản đã thu thập được cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định của pháp luật;

+ Tự ý thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí (tăng hoặc giảm) lớn hơn 10% so với tổng dự toán trong đề án thăm dò khoáng sản đã được thẩm định mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận trước khi thực hiện.

Lưu ý: theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) thì mức phạt tiền quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Đồng thời, tại khoản 9 Điều 31 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

"9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc san lấp công trình thăm dò; thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, phục hồi môi trường và giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này."

Như vậy, theo những quy định nêu trên, nếu tổ chức tự ý thay đổi khối lượng thăm dò khoáng sản có chi phí (tăng hoặc giảm) lớn hơn 10% so với tổng dự toán trong đề án thăm dò khoáng sản đã được thẩm định thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 140 - 200 triệu đồng và phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên.

Thăm dò khoáng sản Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thăm dò khoáng sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản đối với doanh nghiệp nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam bao gồm những gì?
Pháp luật
Để được chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản thì tổ chức phải thực hiện được ít nhất 50% dự toán của đề án thăm dò khoáng sản đúng không?
Pháp luật
Diện tích khu vực thăm dò khoáng sản của một giấy phép đối với than được quy định là bao nhiêu km2?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9425:2012 quy định về máy móc, thiết bị dùng trong phương pháp đo sâu từ tellua trong việc thăm dò khoáng sản?
Pháp luật
Nội dung chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản của doanh nghiệp được thể hiện bằng hình thức như thế nào?
Pháp luật
Công tác khoan thăm dò địa chất công trình cho một công trình được thực hiện theo bao nhiêu bước?
Pháp luật
Doanh nghiệp thăm dò khoáng sản có được ưu tiên cấp Giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực không đấu giá hay không?
Pháp luật
Hợp tác xã hành nghề thăm dò khoáng sản cần chuẩn bị hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản như nào?
Pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản có bắt buộc phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành địa chất?
Pháp luật
Công ty được cấp tối đa bao nhiêu Giấy phép thăm dò khoáng sản? Giấy phép thăm dò khoáng sản được gia hạn bao nhiêu lần?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thăm dò khoáng sản
Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
513 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thăm dò khoáng sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào