Tổ chức tài chính có phải nhận biết khách hàng có tài khoản nhưng không giao dịch trong thời gian 6 tháng liên tục không?
- Tổ chức tài chính có phải nhận biết khách hàng có tài khoản nhưng không giao dịch trong thời gian 6 tháng liên tục không?
- Cần thu thập những thông tin gì để nhận biết khách hàng là người không quốc tịch có tài khoản nhưng không giao dịch trong thời gian 6 tháng liên tục?
- Tổ chức tài chính phải cập nhật thông tin nhận biết khách hàng là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam lần đầu mở tài khoản ví điện tử như thế nào?
Tổ chức tài chính có phải nhận biết khách hàng có tài khoản nhưng không giao dịch trong thời gian 6 tháng liên tục không?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định như sau:
Nhận biết khách hàng
1. Nhận biết khách hàng bao gồm thu thập, cập nhật, xác minh thông tin quy định tại các điều 10, 11, 12, 13 và 14 của Luật này.
2. Tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau đây:
a) Khách hàng lần đầu mở tài khoản hoặc thiết lập quan hệ với tổ chức tài chính;
b) Khách hàng thực hiện giao dịch không thường xuyên có giá trị bằng hoặc vượt mức quy định; thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử mà thiếu thông tin về tên, địa chỉ, số tài khoản của người khởi tạo hoặc mã giao dịch trong trường hợp người khởi tạo không có tài khoản;
c) Nghi ngờ giao dịch hoặc các bên liên quan đến giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền;
d) Nghi ngờ về tính chính xác hoặc tính đầy đủ của các thông tin nhận biết khách hàng đã thu thập trước đó.
...
Đồng thời, tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định về nhận biết khách hàng như sau:
Nhận biết khách hàng
1. Tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau:
a) Khi khách hàng lần đầu mở tài khoản, bao gồm tài khoản thanh toán, ví điện tử và các loại tài khoản khác hoặc khi khách hàng lần đầu thiết lập mối quan hệ với tổ chức tài chính nhằm sử dụng sản phẩm, dịch vụ do tổ chức tài chính cung cấp;
b) Khi khách hàng không có tài khoản hoặc có tài khoản nhưng không giao dịch trong thời gian 6 tháng liên tục trước đó thực hiện giao dịch nộp, rút hoặc chuyển khoản có tổng giá trị từ 400.000.000 đồng hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương trở lên trong một ngày trừ giao dịch tất toán hoặc rút lãi tiết kiệm, trả nợ thẻ tín dụng, trả nợ khoản cấp tín dụng cho tổ chức tài chính, khoản thanh toán định kỳ đã đăng ký với tổ chức tài chính, giao dịch rút lãi từ hoạt động đầu tư chứng khoán, đầu tư trái phiếu;
c) Khi khách hàng hoặc giao dịch của khách hàng hoặc giao dịch của các bên liên quan đến giao dịch có một hoặc nhiều dấu hiệu quy định tại các Điều 27, 28, 29, 30 và 31 của Luật Phòng, chống rửa tiền hoặc dấu hiệu đáng ngờ khác do đối tượng báo cáo xác định;
d) Khi khách hàng bổ sung thông tin, tài liệu không trùng khớp với thông tin, tài liệu đã cung cấp trước đó hoặc thông tin, tài liệu do đối tượng báo cáo thu thập, xác định.
...
Tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng trong các trường hợp được quy định hướng dẫn cụ thể trên.
Như vậy, tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng khi khách hàng có tài khoản nhưng không giao dịch trong thời gian 6 tháng liên tục trước đó thực hiện giao dịch nộp, rút hoặc chuyển khoản có tổng giá trị từ 400.000.000 đồng hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương trở lên trong một ngày trừ giao dịch tất toán hoặc rút lãi tiết kiệm, trả nợ thẻ tín dụng, trả nợ khoản cấp tín dụng cho tổ chức tài chính, khoản thanh toán định kỳ đã đăng ký với tổ chức tài chính, giao dịch rút lãi từ hoạt động đầu tư chứng khoán, đầu tư trái phiếu.
Nhận biết khách hàng (Hình từ Internet)
Cần thu thập những thông tin gì để nhận biết khách hàng là người không quốc tịch có tài khoản nhưng không giao dịch trong thời gian 6 tháng liên tục?
Theo điểm đ khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định như sau:
Thông tin nhận biết khách hàng
Đối tượng báo cáo phải thu thập các thông tin nhận biết khách hàng, bao gồm:
1. Thông tin nhận dạng khách hàng, kể cả thông tin về người đại diện của khách hàng cá nhân (nếu có):
...
đ) Đối với khách hàng cá nhân là người không quốc tịch: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nghề nghiệp, chức vụ; số giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (nếu có), số thị thực; cơ quan cấp thị thực nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của pháp luật; địa chỉ cư trú ở nước ngoài (nếu có), địa chỉ đăng ký cư trú ở Việt Nam
...
2. Thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi bao gồm thông tin nhận dạng khách hàng tương ứng quy định tại các điểm a, b, c, d hoặc đ khoản 1 Điều này. Đối tượng báo cáo phải xác định chủ sở hữu hưởng lợi và áp dụng các biện pháp để nhận biết, cập nhật thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi;
3. Mục đích và bản chất của mối quan hệ kinh doanh của khách hàng với đối tượng báo cáo.
Theo đó, tổ chức tài chính phải thu thập các thông tin nhận biết khách hàng cá nhân có một quốc tịch là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam lần đầu mở tài khoản ví điện tử gồm:
- Thông tin nhận dạng khách hàng, kể cả thông tin về người đại diện của khách hàng cá nhân (nếu có):
+ Họ và tên;
+ Ngày, tháng, năm sinh;
+ Quốc tịch;
+ Nghề nghiệp, chức vụ;
+ Số điện thoại liên lạc;
+ Số Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;
+ Số thị thực nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của pháp luật;
+ Địa chỉ cư trú ở nước ngoài và địa chỉ đăng ký cư trú ở Việt Nam.
- Thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi bao gồm thông tin nhận dạng khách hàng. Đối tượng báo cáo phải xác định chủ sở hữu hưởng lợi và áp dụng các biện pháp để nhận biết, cập nhật thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi;
- Mục đích và bản chất của mối quan hệ kinh doanh của khách hàng với đối tượng báo cáo.
Tổ chức tài chính phải cập nhật thông tin nhận biết khách hàng là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam lần đầu mở tài khoản ví điện tử như thế nào?
Theo Điều 11 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định như sau:
Cập nhật thông tin nhận biết khách hàng
Đối tượng báo cáo phải cập nhật thông tin nhận biết khách hàng trong thời gian thiết lập quan hệ với khách hàng nhằm bảo đảm các giao dịch mà khách hàng đang tiến hành phù hợp với các thông tin về khách hàng trong hồ sơ hiện có, những thông tin đã biết về khách hàng, hoạt động kinh doanh, mức độ rủi ro về rửa tiền và nguồn gốc tài sản của khách hàng.
Như vậy, tổ chức tài chính phải cập nhật thông tin nhận biết khách hàng trong thời gian thiết lập quan hệ với khách hàng nhằm bảo đảm các giao dịch mà khách hàng đang tiến hành phù hợp với các thông tin về khách hàng trong hồ sơ hiện có, những thông tin đã biết về khách hàng, hoạt động kinh doanh, mức độ rủi ro về rửa tiền và nguồn gốc tài sản của khách hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?