Tổ chức sản xuất thức ăn chăn nuôi cần phải có người phụ trách kỹ thuật có trình độ đại học trở lên trong chuyên ngành chăn nuôi không?

Xin chào Thư Viện Pháp Luật, tôi muốn mở một cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi nhưng tôi không tìm được người phụ trách kỹ thuật có trình độ đại học trở lên trong chuyên ngành chăn nuôi mà chỉ có trình độ cao đẳng thì có được không? Nếu không được thì tôi có bị xử phạt không? Xin cảm ơn.

Thức ăn chăn nuôi là gì? Thức ăn chăn nuôi thương mại trước khi lưu thông trên thị trường phải đáp ứng những yêu cầu gì?

Theo Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 thì thức ăn chăn nuôi được quy định như sau:

Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.

Theo Điều 32 Luật Chăn nuôi 2018 thì yêu cầu đối với thức ăn chăn nuôi thương mại trước khi lưu thông trên thị trường được quy định như sau:

- Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

- Sản xuất tại cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.

- Công bố thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Nhãn hoặc tài liệu kèm theo thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định tại Điều 46 của Luật này.

Tổ chức sản xuất thức ăn chăn nuôi

Tổ chức sản xuất thức ăn chăn nuôi

Tổ chức sản xuất thức ăn chăn nuôi có cần phải có người phụ trách kỹ thuật có trình độ đại học trở lên trong chuyên ngành chăn nuôi không?

Theo Điều 38 Luật Chăn nuôi 2018 thì điều kiện để sản xuất thức ăn chăn nuôi được quy định như sau:

- Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;

+ Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo;

+ Có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi;

+ Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp;

+ Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn để không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi;

+ Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định;

+ Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất;

+ Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch;

+ Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh;

+ Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, i và k khoản 1 Điều này, trừ trường hợp sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ sử dụng trong chăn nuôi nông hộ.

- Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Như vậy, điều kiện để sản xuất thức ăn chăn nuôi bao gồm phải có người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch.

Sản xuất thức ăn chăn nuôi không có người phụ trách kỹ thuật có trình độ đại học trở lên bị xử phạt như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 14/2021/NĐ-CP thì vi phạm quy định về điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi được quy định như sau:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Không có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định;

- Không có biện pháp kiểm soát động vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn, ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi;

- Không có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định;

- Không thực hiện phân tích chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất;

- Không có người phụ trách kỹ thuật hoặc người phụ trách kỹ thuật có trình độ chuyên môn không phù hợp;

- Không có giải pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm;

- Không thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo; trừ trường hợp nguyên liệu, thành phẩm đã được bao gói kín hoặc các khu sản xuất được bố trí riêng biệt;

- Không có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp.

Lưu ý: Mức phạt trên là mức phạt áp dụng cho cá nhân, mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân (khoản 2 Điều 5 Nghị định này).

Như vậy, đối với cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi mà không có người phụ trách kỹ thuật hoặc người phụ trách kỹ thuật có trình độ chuyên môn không phù hợp cụ thể trong trường hợp này là cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi của bạn chỉ có người phụ trách kỹ thuật có trình độ cao đẳng thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Tải về mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi mới nhất 2023: Tại Đây

Thức ăn chăn nuôi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thức ăn chăn nuôi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quảng cáo thức ăn chăn nuôi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chăn nuôi là gì? Cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng cần phải đáp ứng các điều kiện nào?
Pháp luật
Thức ăn chăn nuôi thương mại là gì? Quyền và nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi là gì?
Pháp luật
Sản phẩm thức ăn truyền thống trong chăn nuôi được công bố và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nội dung nào?
Pháp luật
Bản công bố hợp quy sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã được thông báo tiếp nhận, sau đó có chỉnh sửa thì nộp lại hồ sơ có được tiếp nhận không?
Pháp luật
Doanh nghiệp Việt Nam muốn nhập khẩu thức ăn chăn nuôi với tên A tại nước ngoài về sang chiết và lưu hành tại việt Nam với tên B có được không?
Pháp luật
Trường hợp nào được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử?
Pháp luật
Doanh nghiệp có được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ khi chưa được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử không?
Pháp luật
Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm thức ăn đậm đặc thì phải tự công bố thông tin tại cơ quan nào?
Pháp luật
Trong lĩnh vực chăn nuôi thì thức ăn đậm đặc là gì? Hồ sơ công bố thông tin sản phẩm thức ăn đậm đặc gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thức ăn chăn nuôi
Trần Huỳnh Thu Thảo Lưu bài viết
1,099 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thức ăn chăn nuôi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thức ăn chăn nuôi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào