Tổ chức nào đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em? Gia đình, nhà trước cần có trách nhiệm gì để bảo đảm trẻ em tham gia vào các vấn đề của trẻ em?
Tổ chức nào đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em?
Tổ chức đại diện cho trẻ em
Theo khoản 1 Điều 77 Luật Trẻ em 2016 quy định về tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em như sau:
- Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.
Như vậy, theo quy định này thì Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 77 Luật Trẻ em 2016 còn có quy định về nhiệm vụ của Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh như sau:
Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em có nhiệm vụ sau đây:
- Tổ chức lấy ý kiến, kiến nghị của trẻ em; tổ chức để trẻ em được tiếp xúc với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân;
- Thường xuyên lắng nghe, tiếp nhận và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của trẻ em;
- Chuyển ý kiến, kiến nghị của trẻ em tới các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết;
- Theo dõi việc giải quyết và phản hồi cho trẻ em về kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em;
- Hằng năm, báo cáo Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc xem xét, giải quyết ý kiến, kiến nghị của trẻ em.
Gia đình cần có trách nhiệm gì để bảo đảm trẻ em tham gia vào các vấn đề của trẻ em?
Theo Điều 75 Luật Trẻ em 2016, để bảo đảm sự tham gia của trẻ em, cha mẹ và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm sau đây:
- Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi, giải thích ý kiến, nguyện vọng của trẻ em phù hợp với độ tuổi, sự phát triển của trẻ em và Điều kiện, hoàn cảnh của gia đình.
- Tạo Điều kiện, hướng dẫn trẻ em tiếp cận các nguồn thông tin an toàn, phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển toàn diện của trẻ em.
- Tạo Điều kiện để trẻ em được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng đối với những quyết định, vấn đề của gia đình liên quan đến trẻ em.
- Không cản trở trẻ em tham gia các hoạt động xã hội phù hợp, trừ trường hợp vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Nhà trường và cơ sở giáo dục khác cần có trách nhiệm gì để bảo đảm trẻ em tham gia vào các vấn đề của trẻ em?
Căn cứ theo Điều 76 Luật Trẻ em 2016, nhà trường, cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm sau đây:
- Tổ chức và tạo Điều kiện để trẻ em được tham gia các hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, câu lạc bộ, đội, nhóm của trẻ em trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội;
- Cung cấp thông tin chính sách, pháp luật và quy định về giáo dục có liên quan đến học sinh; công khai thông tin về kế hoạch học tập và rèn luyện, chế độ nuôi dưỡng và các Khoản đóng góp theo quy định;
- Tạo Điều kiện để trẻ em được kiến nghị, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về chất lượng dạy và học; quyền, lợi ích chính đáng của trẻ em trong môi trường giáo dục và những vấn đề trẻ em quan tâm;
- Tiếp nhận ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của trẻ em, giải quyết theo phạm vi trách nhiệm được giao hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết đến trẻ em.
Bên cạnh đó, việc bảo đảm để trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em được quy định tại Điều 78 Luật Trẻ em 2016 như sau:
(1) Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm để trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em quy định tại Điều 74 của Luật này và bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Tạo môi trường an toàn, thân thiện, bình đẳng để trẻ em tham gia;
- Cung cấp đầy đủ thông tin các vấn đề về trẻ em và các vấn đề trẻ em quan tâm với nội dung, hình thức, biện pháp phù hợp;
- Khuyến khích sự tham gia của trẻ em; không trù dập, kỳ thị khi trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng;
- Bảo đảm để trẻ em tham gia tự nguyện, chủ động, phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em;
- Ý kiến, nguyện vọng của trẻ em và ý kiến của tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em phải được lắng nghe, tiếp nhận, xem xét, giải quyết và phản hồi đầy đủ, kịp thời, khách quan, trung thực.
(2) Hằng năm, Hội đồng nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tổ chức gặp mặt, đối thoại, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em về các vấn đề trẻ em quan tâm.
(3) Chính phủ quy định chi tiết trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc bảo đảm để trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?